Hãng tin AP chỉ ra chính quyền Tổng thống Joe Biden vẫn còn tiền để viện trợ “nhỏ giọt” cho Ukraine trong vài tháng, nhưng có thể kho vũ khí không đủ để cung cấp.
Quốc tế

Thực trạng ngân sách và lượng vũ khí viện trợ Ukraine của Mỹ

Cẩm Bình 16/12/2023 12:00

Hãng tin AP chỉ ra chính quyền Tổng thống Joe Biden vẫn còn tiền để viện trợ “nhỏ giọt” cho Ukraine trong vài tháng, nhưng có thể kho vũ khí không đủ để cung cấp.

Vài tuần gần đây Nhà Trắng không ngừng hối thúc Quốc hội Mỹ phê duyệt dự luật ngân sách an ninh quốc gia trị giá hơn 100 tỉ USD - trong đó có 61 tỉ USD cho Ukraine và 14 tỉ USD cho Israel - với lý do nguồn tiền viện trợ sắp cạn kiệt. Thế nhưng vào ngày 12.12, Tổng thống Biden lại thông báo viện trợ Ukraine thêm 200 triệu USD - động thái phản ánh tính phức tạp của tiền viện trợ.

nam.jpg

Tiền vẫn còn

Trong thư gửi đến Quốc hội Mỹ ngày 4.11, Giám đốc Văn phòng Quản lý và Ngân sách thuộc Nhà Trắng (OMB) Shalanda Young ghi rõ: “Chúng tôi hết tiền viện trợ Ukraine. Đây không phải vấn đề có thể để sang năm tới”.

Thế nhưng, sau đó Nhà Trắng công bố 3 gói viện trợ với tổng giá trị 475 triệu USD. Điều này dường như mâu thuẫn với những gì bà Young viết trong thư.

Trên thực tế họ có đến hai nguồn tiền phục vụ việc cung cấp vũ khí và hỗ trợ an ninh. Một là cơ chế Quyền Điều chỉnh nguồn lực của Tổng thống (PDA) cho phép chuyển giao vũ khí sẵn trong kho dự trữ, hai là Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine (USAI) cung cấp tài chính cho hợp đồng vũ khí dài hạn.

Nguồn tiền USAI đã tiêu hết và nguồn PDA dường như cũng đã rỗng. Nhưng Lầu Năm Góc vào giữa năm nay thông báo định giá quá mức số vũ khí đã gửi Ukraine đến 6,2 tỉ USD - khiến Nhà Trắng còn dư lại một khoản tiền. Số tiền hiện tại là khoảng 4,4 tỉ USD.

Cách vài tuần, lại có thông báo một gói viện trợ lấy từ nguồn PDA, vì tiền đang ít đi nên giá trị vài gói gần đây chỉ khoảng 200 triệu USD hoặc ít hơn (trước đó thường lên đến 400 - 500 triệu USD).

Vũ khí không đủ

Về lý thuyết, Nhà Trắng vẫn đủ tiền cho nhiều gói viện trợ nhỏ trong vài tháng. Tuy nhiên kho dự trữ chưa chắc đủ, một số vũ khí có thể không có sẵn.

Ngân sách Quốc hội cấp cho việc mua sắm bù đắp số vũ khí viện trợ Ukraine giảm xuống chỉ còn khoảng 1 tỉ USD. Tiền ít đi khiến giới chức quân sự lo ngại không thể mua đủ trang thiết bị cần thiết để quân đội dùng trong trường hợp chiến tranh nổ ra.

Lấy ví dụ đạn pháo 155mm – loại đạn dược được Ukraine kêu gọi viện trợ nhiều nhất. Nhu cầu về loại này lớn đến nỗi Lầu Năm Góc phải yêu cầu nhà máy Scranton ở bang Pennsylvania tăng mạnh sản lượng nhằm cung cấp cho Kyiv lẫn đáp ứng nhu cầu của quân đội Mỹ.

Mùa đông đã đến nên cuộc chiến chững lại đôi chút, giao tranh dọc mặt trận dường như cũng lâm vào bế tắc, nhưng không vì vậy mà nhu cầu khí tài của Ukraine giảm đi. Quân đội Ukraine thành công chiếm lại một số cứ điểm và Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố muốn tiếp tục tiến công, không cho Nga củng cố lực lượng. Tuy nhiên, việc cung cấp đủ vũ khí cho Kyiv là vấn đề nan giải.

Bài liên quan
Ông Tập Cận Bình kêu gọi phát triển không gian mạng mang tính 'bao trùm' khi rạn nứt Trung - Mỹ ngày càng lớn
Trong bài phát biểu qua video tại Hội nghị Internet thế giới thường niên, ông Tập Cận Bình đã kêu gọi phát triển không gian mạng mang tính “bao trùm” khi những rạn nứt giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng lớn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy hệ thống chính trị
5 giờ trước Sự kiện
Sáng 19.11, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) đã tổ chức phiên họp thứ nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thực trạng ngân sách và lượng vũ khí viện trợ Ukraine của Mỹ