Theo Politico, sự mệt mỏi ngày càng tăng của một số quốc gia thành viên EU của có nguy cơ làm suy yếu cam kết hỗ trợ của khối dành cho Ukraine.
Quốc tế

Niềm tin thực sự của châu Âu vào Ukraine đang bị thử thách

Hoàng Vũ (theo Politico) 14/12/2023 12:53

Theo Politico, sự mệt mỏi ngày càng tăng của một số quốc gia thành viên EU của có nguy cơ làm suy yếu cam kết hỗ trợ của khối dành cho Ukraine.

Trong gần hai năm, Liên minh châu Âu (EU) đã hứa sẽ hỗ trợ “Ukraine và người dân trong chừng mực cần thiết” - tiếp nhận hàng triệu người Ukraine chạy trốn khỏi cuộc chiến tranh xâm lược của Nga, hỗ trợ Kyiv bằng viện trợ tài chính và quân sự, huy động sự ủng hộ ngoại giao trên toàn thế giới, và thu hẹp mối quan hệ kinh tế và năng lượng với Nga.

eu-and-ukarine.jpg
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Tổng thống Ukraine Volodimir Zelensky - Ảnh: Reuters

27 quốc gia thành viên của khối hiện đang nỗ lực để đạt được sự nhất trí nhất trí về gói viện trợ dài hạn trị giá 50 tỉ euro cho Kyiv, cũng như mở ra cánh cửa cho tư cách thành viên trong tương lai khi hội nghị thượng đỉnh của Hội đồng Châu Âu bắt đầu trong tuần này. Vào thời điểm 60 tỉ USD viện trợ quân sự và nhân đạo cho Ukraine bị mắc kẹt tại quốc hội Mỹ, sự hỗ trợ từ Brussels là cần thiết để Kyiv tiếp tục chiến đấu.

Quyết định mở cửa của EU cho Ukraine cũng có thể có ý nghĩa sống còn đối với tương lai của khối. Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo cho biết trong cuộc họp báo hôm 8.12 rằng hội nghị thượng đỉnh sắp tới sẽ là “một sự kiện mang tính quyết định”.

Một nhà ngoại giao EU cho biết việc mang tới triển vọng gia nhập khối là sự hỗ trợ lớn nhất mà EU có thể dành cho Ukraine.

Phép thử

Đây không phải là phép thử đầu tiên về sự đoàn kết của EU trong việc hỗ trợ Ukraine. Các biện pháp trừng phạt của khối chống lại Nga thường bị giảm bớt do lo ngại kinh tế của nhiều nước EU. Đặc biệt, Thủ tướng Hungary Viktor Orbán thường xuyên sử dụng quyền phủ quyết của mình để giành được những nhượng bộ cho Budapest, chẳng hạn như miễn trừ nhập khẩu dầu của Nga.

Ông Orbán không chỉ từ chối cấp thêm tiền cho Ukraine mà còn từ chối mở các cuộc đàm phán gia nhập với Kyiv, gọi đề xuất sau này là “vô căn cứ và được chuẩn bị kém”. Thay vào đó, nhà lãnh đạo Hungary muốn một cuộc tranh luận chiến lược về chính sách Ukraine của EU và tích cực kêu gọi ngừng bắn giữa Nga và Ukraine.

Nửa tá quan chức và nhà ngoại giao cấp cao của EU từ khắp khối nhấn mạnh rằng Hungary đang bị cô lập trong lập trường của mình, còn 26 nước thành viên khác vẫn ủng hộ Ukraine và muốn Kyiv trở thành một phần của khối này về lâu dài. Tuy nhiên, trong thâm tâm, nhiều người thừa nhận chiến tranh không còn là ưu tiên hàng đầu trong công việc hàng ngày của hầu hết các nhà lãnh đạo EU.

Politico dẫn lời một quan chức EU giấu tên cho biết: “Những nghi ngờ đang gia tăng. Tình hình trên chiến trường tuyệt vọng đến mức nào? Chúng ta sẽ đổ thêm bao nhiêu tiền vào lỗ đen này? Những người theo chủ nghĩa dân túy trên khắp châu Âu sẽ thúc đẩy làn sóng này trong những tháng tới".

Khi cuộc bầu cử châu Âu đang đến gần, các nhà lãnh đạo EU ngày càng cảnh giác ủng hộ Ukraine trước những mối quan tâm hàng ngày của chính công dân họ. Có tới 7 quốc gia EU đã nhấn mạnh rằng 50 tỉ euro dành cho Kyiv phải được liên kết với tiền dành cho các ưu tiên khác của châu Âu như giải quyết vấn đề di cư, để tránh bị chỉ trích trong nước.

“Bây giờ chúng tôi thấy một nhóm các quốc gia mới nổi có vẻ như đang cân nhắc lại việc Ukraine trở thành thành viên EU,” một nhà ngoại giao cấp cao của EU cho biết, đồng thời tiết lộ mong muốn của một số quốc gia EU rằng tư cách thành viên trong tương lai của Ukraine phải gắn liền với các bước tiếp theo trong các vấn đề đang nổi cộm ở châu Âu ngoài Ukraine như vấn đề về Bosnia-Herzegovina.

Bế tắc

Nhiều tháng giao tranh ở tiền tuyến giữa Ukraine và Nga đã tiêu tốn vũ khí và tiền bạc mà không có dấu hiệu đột phá quân sự nào đối với Kyiv.

Neil Melvin, giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh (RUSI) cho biết sáu tháng đầu năm tới sẽ rất tàn khốc đối với Ukraine, khi Nga đang cố gắng đẩy nhanh quá trình sản xuất và cung cấp vũ khí trong khi các gói viện trợ từ các đồng minh của Ukraine đang dần cạn kiệt.

Ukraine và những người ủng hộ nước này cho rằng đó chính xác là lý do tại sao phương Tây nên nhanh chóng cung cấp thêm vũ khí cần thiết để giành chiến thắng - thay vì rơi vào bẫy của Nga.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen hôm 13.12 cho biết rằng bây giờ là lúc để chứng minh “việc hỗ trợ Ukraine ‘trong thời gian bao lâu’ có ý nghĩa như thế nào. Ukraine không chỉ chiến đấu cho riêng mình mà còn vì châu Âu”.

Tuy nhiên, với việc một nhà lãnh đạo thân Nga lên nắm quyền ở Slovakia cùng triển vọng chiến thắng của cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử Mỹ vào năm tới có thể làm suy yếu thêm sự ủng hộ của phương Tây dành cho Ukraine.

Hy vọng gì cho Ukraine

Châu Âu đang cố gắng hết sức để đàm phán với Hungary về một thỏa thuận cấp cho nước này thêm tiền của EU để đổi lấy việc dỡ bỏ quyền phủ quyết về viện trợ cho Ukraine. Nếu động thái thất bại, các nhà lãnh đạo EU đang lên kế hoạch thay thế để chuyển tiền cho Ukraine thông qua nguồn tài trợ song phương nhưng sẽ tốn mất thời gian hơn.

Sự chậm trễ như vậy sẽ là một đòn giáng mạnh vào Ukraine và hình ảnh của EU, đặc biệt khi Brussels đã trấn an Ukraine rằng một quyết định sẽ đến sớm hơn.

Ngay sau khi chiến tranh bắt đầu vào tháng 2.2022, bà von der Leyen đã nói “Ukraine là một trong số chúng tôi” (ám chỉ Ukraine là một phần của EU). Trong chuyến thăm thủ đô Kyiv vào mùa thu năm nay, Chủ tịch Ủy ban châu Âu nói với quốc hội Ukraine rằng bà tin tưởng quyết định về tư cách thành viên của nước này vẫn có thể được đưa ra trong năm nay. Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel cho biết ông hy vọng Ukraine sẽ gia nhập EU vào năm 2030.

Bài liên quan
Hòa bình tại Ukraine: Ông Trump đối mặt với sự quyết liệt từ Moscow và Kyiv
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa hẹn sẽ nhanh chóng chấm dứt cuộc chiến kéo dài ba năm ở Ukraine, thậm chí khẳng định có thể giải quyết vấn đề trong vòng 24 giờ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Niềm tin thực sự của châu Âu vào Ukraine đang bị thử thách