Đó là 2 trong 3 nghiên cứu đáng chú ý gần đây liên quan đến COVID-19.

Thuốc famotidine xử lý các triệu chứng COVID-19, estrogen cao có thể giảm tử vong vì SARS-CoV-2

Sơn Vân | 17/02/2022, 10:51

Đó là 2 trong 3 nghiên cứu đáng chú ý gần đây liên quan đến COVID-19.

Nồng độ estrogen cao hơn ở phụ nữ lớn tuổi liên quan đến nguy cơ tử vong do COVID-19 thấp hơn

Một nghiên cứu mới củng cố những nghi ngờ rằng nội tiết tố nữ estrogen bảo vệ chống lại tử vong do COVID-19.

Các nhà nghiên cứu ở Thụy Điển đã nghiên cứu 14.685 phụ nữ lớn tuổi mắc COVID-19, tất cả đều trải qua thời kỳ mãn kinh, trong đó mức độ estrogen suy giảm nghiêm trọng. 17% đang sử dụng chất bổ sung estrogen để làm giảm các triệu chứng mãn kinh. Sau khi điều chỉnh các yếu tố nguy cơ khác, những phụ nữ được bổ sung estrogen có nguy cơ tử vong do COVID-19 thấp hơn 53% so với đối tượng không được điều trị. Các nhà nghiên cứu đã báo cáo thông tin này trên Tạp chí BMJ Open.

Các nghiên cứu quan sát như dạng này không thể chứng minh mức độ estrogen cao hơn là có tác dụng bảo vệ trước COVID-19. Hơn nữa, những người phụ nữ mắc COVID-19 trước khi có vắc xin, Tiến sĩ Malin Sund thuộc Đại học Umea (Thụy Điển) cho biết.

Tiến sĩ Malin Sund nói thêm: “Tiêm vắc xin rõ ràng được chứng minh là có thể bảo vệ khỏi tử vong do COVID-19 và giá trị gia tăng tiềm năng từ estrogen (ở phụ nữ tiêm vắc xin) không thể được ước tính từ dữ liệu này”.

Ý tưởng rằng estrogen có thể giảm nguy cơ bệnh nhân COVID-19 nhập viện đang được xem xét nghiêm ngặt hơn trong một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên tại Đại học Tulane (Mỹ).

Thuốc famotidine có thể xử lý các triệu chứng COVID-19

Ở những người lớn chưa tiêm vắc xin mắc COVID-19 mức độ nhẹ đến trung bình và không nằm viện, điều trị với liều cao famotidine (thuốc làm giảm sản xuất axit dạ dày, được sử dụng để điều trị bệnh loét dạ dày, bệnh trào ngược dạ dày thực quản và hội chứng Zollinger-Ellison) giúp tăng tốc độ xử lý các triệu chứng và tình trạng viêm trong một thử nghiệm ngẫu nhiên nhỏ có đối chứng.

Khoảng một nửa số người trong thử nghiệm 55 bệnh nhân COVID-19 đã dùng famotidine ba lần một ngày trong hai tuần. Những người khác uống giả dược. Các bệnh nhân COVID-19 trong nhóm dùng famotidine có khả năng giải quyết nhanh hơn 14 trong số 16 triệu chứng được đánh giá trong nghiên cứu, bao gồm cả mất khứu giác và vị giác, khó thở và đau bụng.

thuoc-famotidine-xu-ly-cac-trieu-chung-covid-19.jpg
Famotidine là thành phần chính trong Pepsid, thuốc giảm chứng ợ nóng và giảm axit trong dạ dày không kê đơn được sử dụng rộng rãi của Johnson & Johnson - Ảnh: Internet

Các nhà nghiên cứu đã báo cáo trên Tạp chí Gut rằng điều trị bằng famotidine cũng giúp cải thiện nhanh hơn các dấu hiệu viêm mà không có bất kỳ ảnh hưởng bất lợi nào đến đáp ứng miễn dịch của bệnh nhân COVID-19. Khoảng 1/3 số người tham gia nghiên cứu là người da đen và 1/4 người Tây Ban Nha.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Tobias Janowitz của Phòng thí nghiệm Northwell Health và Cold Spring Harbor (Mỹ), cho biết: “Chúng tôi hy vọng rằng dữ liệu được chia sẻ cùng nghiên cứu này gợi ý các thử nghiệm cần thiết trong tương lai để xác nhận famotidine như một phương pháp điều trị cho bệnh nhân COVID-19”.

Mỹ có thể ước tính quá cao số ca nhập viện vì COVID-19

Theo một nghiên cứu mới, các số liệu thống kê của Mỹ có thể ước tính quá cao số lượng bệnh nhân nhập viện vì COVID-19.

Tại 60 bệnh viện gần thành phố Boston, Pittsburgh và Chicago, các nhà nghiên cứu đã xem xét thủ công biểu đồ của một mẫu ngẫu nhiên gồm 1.123 bệnh nhân COVID-19 được xác nhận nhập viện từ tháng 3.2020 đến tháng 8.2021. “Khoảng 1 trong 4 bệnh nhân thực sự nhập viện vì một vấn đề khác và lẽ ra không được đưa vào các phép tính phân tích dữ liệu về mức độ nghiêm trọng của COVID-19”, theo Tiến sĩ Shawn Murphy thuộc Bệnh viện Đa khoa Massachusetts ở Boston.

Nhóm của ông đã báo cáo thông tin này trên trang medRxiv trước khi được đánh giá đồng cấp. Khi tỷ lệ mắc COVID-19 xuống thấp vào mùa hè năm ngoái, có tới một nửa số bệnh nhân phải nhập viện vì những lý do khác, với việc nhiễm SARS-CoV-2 được phát hiện tình cờ khi xét nghiệm bắt buộc.

Các nhà nghiên cứu có thể xác định các chỉ số trong biểu đồ của bệnh nhân rằng việc nhập viện thực sự là do COVID-19, chẳng hạn như liệu các bác sĩ có yêu cầu các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm liên quan đến tình trạng viêm hay không.

Tiến sĩ Jeffrey Klann, cũng thuộc Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, cho biết: “Nghiên cứu này nêu bật một điểm yếu trong báo cáo COVID-19, có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ chăm sóc đặc biệt, phân tích chi phí, lập kế hoạch nguồn lực và nghiên cứu. Việc thêm các chỉ số đã xác định vào phần mềm phân tích dữ liệu có thể giúp giảm thiểu những vấn đề này".

Bài liên quan
‘Rất ít người chết vì COVID-19 khi đã tiêm mũi vắc xin Pfizer/Moderna tăng cường’
Đó là lời Michael Saag, bác sĩ bệnh truyền nhiễm tại Đại học Alabama tại Birmingham (Mỹ).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
10 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thuốc famotidine xử lý các triệu chứng COVID-19, estrogen cao có thể giảm tử vong vì SARS-CoV-2