Khi bắt đầu bán vòi hoa sen trên Amazon, thương gia Andy Zhang đến từ tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) cam kết tuân thủ mọi quy định của nền tảng thương mại điện tử hàng đầu này.

Thương gia Trung Quốc vẫn ‘chứng nào tật nấy’ bất chấp Amazon mạnh tay

Cẩm Bình | 27/05/2021, 09:18

Khi bắt đầu bán vòi hoa sen trên Amazon, thương gia Andy Zhang đến từ tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) cam kết tuân thủ mọi quy định của nền tảng thương mại điện tử hàng đầu này.

Vậy mà giờ đây ông nói có một quy định khó tuân thủ: chỉ chấp nhận đánh giá khách hàng thật. Dù hiểu rõ rủi ro khi làm trái nhưng Zhang tin rằng đây là cách duy nhất để tăng doanh số.

“Trung bình thì 15 khách mới có 1 khách viết đánh giá. Một số cửa hàng trực tuyến trả tiền “mua” đánh giá tích cực từ nhiều người. Tôi đang nghĩ đến việc nhờ bạn bè viết giúp vài đánh giá”, ông Zhang cho biết.

Amazon thời gian qua rất mạnh tay xử lý tình trạng đánh giá khách hàng giả - vấn đề nan giải bấy lâu nay của các nền tảng thương mại điện tử. Trong số đối tượng bị nhắm đến gần đây có 2 đơn vị Trung Quốc Aukey và Mpow.

Từ đầu tháng 5, sản phẩm của nhà cung cấp thiết bị điện tử Aukey đều ở trạng thái “không có sẵn”. Hàng của Mpow (do Tập đoàn ByteDance quản lý) cũng gặp tình trạng tương tự từ cuối tháng 4.

Phó chủ tịch Amazon Dharmesh Mehta viết trong thư gửi đến các nhà bán hàng tuần trước: “Qua đợt điều tra toàn diện gần đây, chúng tôi quyết định đình chỉ một số tài khoản do phát hiện họ vi phạm chính sách cấm gian lận đánh giá. Hành động của chúng tôi nhận phản phản ứng mạnh nên chúng tôi muốn nói rõ: quy định áp dụng với mọi nhà bán hàng bất kể họ ở nước nào, quy mô lớn hay nhỏ”.

Amazon khẳng định không khoan nhượng với hành vi vi phạm, kể cả nhờ bạn bè viết đánh giá hoặc đổi chác để người khác viết đánh giá tích cực.

amazon00.jpg
Amazon thường xuyên xử lý tài khoản bán hàng vi phạm quy định - Ảnh: SCMP

Lần xử lý mới nhất thu hút sự chú ý lớn vì nhà bán hàng Trung Quốc nằm trong danh sách bị xử lý, hơn nữa lại là đơn vị quy mô kinh doanh lớn.

Aukey có trụ sở tại thành phố Thẩm Quyến, cung cấp thiết bị điện tử đến hơn 50 quốc gia ở Trung Đông, Đông Nam Á, Bắc và Đông Âu, Mỹ Latinh. Nhờ sử dụng Amazon bán hàng mà doanh thu của công ty tăng từ 3,7 tỉ nhân dân tệ (năm 2017) lên 5,1 tỉ tệ (năm 2018).

Còn Mpow do tập đoàn ByteDance quản lý. Nửa đầu năm 2020, công ty ghi nhận xuất khẩu tăng 29% đạt 2 tỉ tệ.

Chuyên gia tư vấn về thương mại điện tử Zack Franklin nhận định: “Sở dĩ Amazon nhắm vào một số nhà bán hàng Trung Quốc cụ thể là vì muốn gửi đi thông điệp cảnh cáo mạnh mẽ”.

fake-reviews.jpeg
Đánh giá khách hàng giả là vấn đề nhức nhối của các nền tảng thương mại điện tử - Ảnh: Getty Images

Chuyển sang dùng Amazon để tiếp cận người tiêu dùng quốc tế là xu hướng tại Trung Quốc thời gian gần đây. Công ty tư vấn Marketplace Pulse thống kê được trong tháng 1, có 75% đơn vị bán mới trên Amazon là Trung Quốc, tỷ lệ nhà bán hàng Trung Quốc tăng vọt từ 28% (năm 2019) lên 63% (năm 2020).

Giám đốc Công ty Nghiên cứu đầu tư EqualOcean Ivan Platonov cho biết: “Vài nhà bán hàng muốn tìm kiếm khách hàng nước ngoài vì cạnh tranh trong nước quá khốc liệt và tiêu tốn quá nhiều tiền bạc. Một số khác là đơn vị xuất khẩu dày dạn kinh nghiệm muốn loại bỏ đơn vị trung gian bằng cách tiếp thị trực tiếp sản phẩm đến khách”.

Theo một số người hoạt động trong ngành, nhà bán hàng Trung Quốc “vươn ra thế giới” mang theo cả thói xấu lúc còn hoạt động trên các nền tảng thương mại điện tử nội địa chẳng hạn như tạo đánh giá khách hàng giả, thổi phồng doanh số.

“Họ vốn quen bán hàng trên JD.com hay Taobao, nhưng đem thói quen cũ lên Amazon thì sẽ gặp rắc rối”, chuyên gia Franklin khuyến cáo.

Bất chấp động thái cứng rắn từ Amazon, vài nhà bán hàng dường như vẫn không định thay đổi. Một thương nhân chia sẻ trên một diễn đàn mạng rằng: “Tôi thừa nhận đã trả tiền đổi lấy đánh giá tích cực, do đối thủ cạnh trạnh cũng làm như vậy. Nếu môi trường cạnh tranh lành mạnh thì ai muốn làm chuyện sai trái chứ?”.

Bài liên quan
Quốc hội Mỹ thẩm vấn Amazon về thỏa thuận thương mại điện tử với TikTok
Một số người cho rằng sự hợp tác cho phép người dùng mua hàng hóa trên Amazon thông qua ứng dụng video ngắn đình đám này sở hữu khiến việc cấm TikTok ở Mỹ trở nên khó khăn hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thương gia Trung Quốc vẫn ‘chứng nào tật nấy’ bất chấp Amazon mạnh tay