Hoạt động tập trận chiếm đảo được thủy quân lục chiến Mỹ đẩy mạnh trong thời gian gần đây nhằm chuẩn bị đối phó một kẻ thù lớn và tinh vi hơn những phần tử cực đoan tại Trung Đông và Afghanistan rất nhiều.

Thủy quân lục chiến Mỹ chuẩn bị đối phó Trung Quốc

Cẩm Bình | 04/01/2021, 14:50

Hoạt động tập trận chiếm đảo được thủy quân lục chiến Mỹ đẩy mạnh trong thời gian gần đây nhằm chuẩn bị đối phó một kẻ thù lớn và tinh vi hơn những phần tử cực đoan tại Trung Đông và Afghanistan rất nhiều.

Đó là Trung Quốc với mạng lưới vệ tinh nhân sự, năng lực tấn công mạng, trí tuệ nhân tạo, hỏa lực ngày càng thu hẹp khoảng cách với Mỹ.

Một cuộc tập trận gần đây đặt ra nhiệm vụ giả định: tránh bị phát hiện, chiếm lại một cảng trên đảo nằm trong tầm bắn của pháo binh cùng tên lửa địch. Thực hiện nhiệm vụ là vài chục lính thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ bằng trực thăng CH-47 Chinook, theo sau là binh sĩ Nhật di chuyển bằng máy bay Osprey. Trung tâm chỉ huy tác chiến làm việc trong 3 xe bọc thép có thể thay đổi vị trí nhanh chóng và phát đi tín hiệu khó bị theo dõi hơn.

002.jpg
2 chiếc CH-47 Chinook  chở theo vài chục lính thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ - Ảnh: The Wall Street Journal

Cuộc tập trận này cho thấy hướng chiến đấu chú trọng đơn vị lính và trung tâm chỉ huy quy mô nhỏ, phân tán (giảm nguy cơ lộ vị trí). Theo trung tá Neil Berry chỉ huy một tiểu đoàn thủy quân lục chiến: “Chúng tôi cố không dùng đến lều hay máy tính. Thứ nhất chúng là vật tĩnh, thứ hai chúng để lại dấu vết điện từ lớn”.

001.jpg
Trung tâm chỉ huy tác chiến (tập trận) làm việc trong 3 bọc thép - Ảnh: The Wall Street Journal

Để thủy quân lục chiến đủ khả năng chiến đấu trong bất cứ xung đột hàng hải nào, tướng David Berger - tư lệnh đứng đầu lực lượng này - tìm cách nâng cao năng lực phối hợp với hải quân Mỹ.

Ở lần tập trận cùng Hạm đội 7 vào hai tháng 10 - 11.2020, thủy quân lục chiến Mỹ và binh sĩ Nhật diễn tập chiếm giữ 2 đảo gần Okinawa. Họ thực hành lắp hệ thống pháo di động dùng tấn công tàu địch.

Tướng Berger còn yêu cầu trang bị tên lửa hành trình Tomahawk cho thủy quân lục chiến mặc dù ngân sách quốc phòng 2020 không đề ra kinh phí cho tên lửa. Phó tư lệnh thủy quân lục chiến Kyle Ellison cho biết lực lượng đang tập luyện cách chiến đấu trên không gian rộng với nhiều đơn vị lính phân tán, phối hợp với hải quân Mỹ cũng như lữ đoàn triển khai đổ bộ Nhật.

Tháng 12.2020, Mỹ - Nhật lại tiến hành tập trận mô phỏng trên máy tính. Một nội dung diễn tập quan trọng là kiểm soát - điều phối các trung tâm chỉ huy tác chiến của thủy quân lục chiến phân tác ngoài chiến trường.

Hàng loạt cuộc tập trận nêu trên thể hiện rõ Lầu Năm Góc lưu ý đến sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc nên đã rất nhanh chóng thay đổi chiến lược lẫn kế hoạch huấn luyện. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mark Milley cảnh báo Trung Quốc đang trên đường trở thành đối thủ “gần ngang hàng”.

Trung Quốc luôn tuyên bố theo đuổi chính sách quốc phòng mang tính phòng thủ, chủ trương hòa bình. Tuy nhiên nước này không ngừng tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực và thực hiện nhiều hành vi mang tính khiêu khích – điều khiến Mỹ cùng đồng minh lo lắng đối thủ châu Á muốn phá vỡ “chuỗi đảo thứ nhất” (lập ra nhằm kiềm chế Trung Quốc kể từ thời Chiến tranh lạnh).

Nhà nghiên cứu Dakota Wood thuộc tổ chức Heritage Foundation (Mỹ) đánh giá môi trường khu vực đã thay đổi vì Trung Quốc chạy đua phát triển vũ khí tân tiến như tên lửa siêu thanh, thiết bị không người lái hay robot. Môi trường hiện tại rất khác biệt so với những gì quân đội Mỹ phải đối phó suốt 3 thập kỷ qua.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủy quân lục chiến Mỹ chuẩn bị đối phó Trung Quốc