Theo Frontiers in Microbiology, các nhà khoa học Canada đã phát hiện ra rằng khi tia cực tím tác động lên da, thành phần của hệ vi khuẩn trong ruột người thay đổi. Nó trở nên đa dạng hơn, giúp cải thiện các đặc tính bảo vệ của cơ thể.

Tia cực tím khiến hệ vi sinh đường ruột người đa dạng hơn, làm tăng khả năng miễn dịch

28/10/2019, 06:59

Theo Frontiers in Microbiology, các nhà khoa học Canada đã phát hiện ra rằng khi tia cực tím tác động lên da, thành phần của hệ vi khuẩn trong ruột người thay đổi. Nó trở nên đa dạng hơn, giúp cải thiện các đặc tính bảo vệ của cơ thể.

Bức xạ cực tím của mặt trời kích thích sản sinh vitamin D trong cơ thể, làm phong phú hệ vi sinh đường ruột và tăng khả năng miễn dịch - Ảnh: Depositphotos

Bức xạ cực tím của mặt trời kích thích sản sinh vitamin D trong cơ thể, làm tăng khả năng miễn dịch. Sự thiếu hụt ánh sáng mặt trời đối với cư dân của các thành phố lớn, đặc biệt là ở khu vực phía Bắc, có thể gây ra bệnh vô căn (không có lý do rõ ràng) các bệnh viêm ruột, bệnh đa xơ cứng và các bệnh khác.

Các nhà khoa học Canada do giáo sư Bruce A. Vallance ở Đại học British Columbia hướng dẫn, đã quyết định kiểm tra xem liệu có mối quan hệ trực tiếp giữa cường độ bức xạ tia cực tím (UV), lượng vitamin D trong cơ thể và thành phần của hệ vi sinh đường ruột của người hay không.

Họ đã tiến hành một thử nghiệm vào mùa đông, khi mức độ bức xạ UV tự nhiên là tối thiểu. Một nhóm tình nguyện viên gồm 21 phụ nữ đã dành 3 tuần, mỗi tuần một phút chiếu tia UV trên toàn bộ cơ thể. 9 người trong số họ thường xuyên uống vitamin D trước khi nghiên cứu. Trước và sau khi nghiên cứu, thành phần của vi khuẩn đường ruột và nồng độ vitamin D trong máu đã được phân tích ở tất cả những người tham gia.

Kết quả, dưới tác động của tia cực tím ở những phụ nữ không dùng vitamin D, sự đa dạng của vi sinh vật tăng lên đáng kể.

Giáo sư Bruce A. Vallance cho biết, trước khi tiếp xúc với tia cực tím, những phụ nữ này có hệ vi sinh vật đường ruột ít đa dạng và kém cân bằng hơn so với những người thường xuyên bổ sung vitamin D.

Tiếp xúc với bức xạ tia cực tím đã làm tăng độ bão hòa và tính đồng nhất của hệ vi sinh vật của họ ngang mức của những người dùng vitamin D, những người có thành phần hệ vi khuẩn không thay đổi đáng kể.

Sau khi chiếu tia cực tím, vi khuẩn thuộc họ Lachnospiraceae sinh sôi mạnh nhất. Đây là những vi khuẩn tạo ra axit butyric, giúp bảo vệ ruột khỏi ung thư ruột kết.

Công trình nghiên cứu này cho thấy rằng bức xạ cực tím làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột thông qua việc cơ thể tăng cường sản sinh vitamin D.

Kết quả là các nhà khoa học phát hiện ra một trục giao tiếp da-ruột trong cơ thể con người, xác nhận giả định về việc thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột biến động theo mùa, trùng khớp với sự biến động về nồng độ vitamin D trong máu.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
30 phút trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tia cực tím khiến hệ vi sinh đường ruột người đa dạng hơn, làm tăng khả năng miễn dịch