Một số nghiên cứu khoa học mới được công bố cho thấy những phát hiện sâu hơn về COVID-19 cũng như những phương pháp hiệu quả trong điều trị.

Tiêm vắc xin phòng cúm có thể làm giảm nguy cơ mắc COVID-19 nặng

Đan Thuỳ | 07/08/2021, 09:13

Một số nghiên cứu khoa học mới được công bố cho thấy những phát hiện sâu hơn về COVID-19 cũng như những phương pháp hiệu quả trong điều trị.

Nguy cơ đau tim, đột quỵ tăng ở bệnh nhân COVID-19

Một nghiên cứu từ Thuỵ Điển cho biết COVID-19 làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ ở bệnh nhân khi so sánh 86.742 bệnh nhân vào năm 2020 và 348.481 người không nhiễm bệnh.

Trong tuần sau khi bệnh nhân được chuẩn đoán mắc COVID-19, nguy cơ đau tim lần đầu tăng gấp 3 đến 8 lần, nguy cơ bị đột quỵ lần đầu do tắc nghẽn mạch máu tăng gấp 3 đến 6 lần. Rủi ro này giảm dần nhưng vẫn tăng lên trong ít nhất 4 tuần, theo báo cáo được đăng trên tạp chí The Lancet.

hai-tuan-dau-sau-khi-khoi-covid-19-nguy-co-nhoi-mau-co-tim-dot-quy-tang-gap-3-lan.jpeg
Những bệnh nhân COVID-19 tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ - Ảnh: Internet

Các nhà nghiên cứu không tìm hiểu trên những bệnh nhân COVID-19 đã từng bị đau tim hoặc đột quỵ trong quá khứ nhưng với họ, nguy cơ bị cơn đau tim hoặc đột quỵ khác có thể còn cao, Tiến sĩ Anne-Marie Fors Connolly tại Đại học Umea, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết.

Tiêm vắc xin phòng cúm có thể làm giảm nguy cơ mắc COVID-19
nặng

Một báo cáo trên PloS cho biết tiêm vắc xin phòng cúm có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh nặng với COVID-19, bao gồm nhiễm trùng huyết và đột quỵ đe doạ tính mạng.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét trên gần 75.000 bệnh nhân COVID-19, một nửa trong số đó đã được tiêm phòng cúm gần đây. Họ đã phát hiện ra những bệnh nhân tiêm phòng cúm ít phải nhập viện để chăm sóc đặc biệt hoặc đến các khoa cấp cứu. Hơn nữa, ít bệnh nhân COVID-19 có cục máu động nguy hiểm ở chân so với những người không tiêm phòng cúm.

"Các nghiên cứu mạnh mẽ hơn và lớn hơn sẽ giúp xác thực những phát hiện này và xác định xem liệu việc tăng cường tiêm chủng cúm có cải thiện kết quả bất lợi ở những bệnh nhân mắc COVID-19 hay không", các tác giả viết.

Nhiễm trùng đột phá có thể tăng cường khả năng miễn dịch

Theo một nghiên cứu xuất hiện trên medRxiv, những người tiêm vắc xin đầy đủ dường như có khả năng miễn dịch được tăng cường.

Một tháng sau khi bùng phát dịch COVID-19 tại một viện dưỡng lão ở Đức, các bác sĩ đã thu thập mẫu máu của 23 người cao tuổi và 4 nhân viên y tế mắc COVID-19. Họ phát hiện ra rằng những người mắc COVID-19 đã tiêm vắc xin vẫn có mức kháng thể cao hơn đáng kể so với những người được tiêm phòng không nhiễm bệnh. Họ cũng có nhiều kháng thể hơn có khả năng vô hiệu hoá các biến thể SARS-CoV-2.

Theo Coauthor Jorg Timm thuộc Đại học Heinrich-Heine-ở thành phố Düsseldorf (Đức), những phát hiện này cho thấy có thể sẽ đến lúc (khi hầu hết mọi người phát triển một số mức độ miễn dịch với vi rút SARS-CoV-2) lây nhiễm tự nhiên sẽ có một số lợi ích, nhưng chỉ trong trường hợp nó không dẫn đến các triệu chứng hoặc bệnh nghiêm trọng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
4 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tiêm vắc xin phòng cúm có thể làm giảm nguy cơ mắc COVID-19 nặng