Vừa qua, việc trường THCS và PTTH Việt Anh (tọa lạc tại đường Nguyễn Trọng Tuyển, P.10, Quận Phú Nhuận) ban hành quy chế tuyển sinh năm 2016 đã gây ra nhiều tranh cãi. Theo đó, nhà trường không nhận học sinh xăm trổ và không cho phép học sinh đồng tính đăng ký nội trú.

'Tôi không phản đối LGBT nhưng ủng hộ việc không nhận học sinh đồng tính'

Chí Thiện | 10/08/2016, 18:22

Vừa qua, việc trường THCS và PTTH Việt Anh (tọa lạc tại đường Nguyễn Trọng Tuyển, P.10, Quận Phú Nhuận) ban hành quy chế tuyển sinh năm 2016 đã gây ra nhiều tranh cãi. Theo đó, nhà trường không nhận học sinh xăm trổ và không cho phép học sinh đồng tính đăng ký nội trú.

Chính quy chế này đã tạo nên những luồng dư luận trong suốt thời gian qua từ nhiều phía, nhất làđối tượng quan tâm và những người trong cộng đồng LGBT. Có ý kiến đồng tình nhưng cũng có nhiều ý kiến phản bác. Thậm chí, Hội người thân cộng đồng LGBT cũng muốn đối thoại với trường Việt Anh.

Hôm nay 10.8, một bạn đọc có tênNguyễn Thị V. (37 tuổi, sinh sống tại TP.HCM) gửi về tòa soạn báo điện tử Một Thế Giới một lá thư nói lênquan điểm của mình xoay quanh chủ đề trường THCS và PTTH Việt Anh từ chối nhận học sinh đồng tính.

Nội dung lá thư như sau:

"Kính thưa quý báo,

Khoảng thời gian gần đây, người đồng tính và chuyển giới tại Việt Namđã dần được chấp nhậnbởi xã hội lẫn chính phủ. Đây là mộttín hiệu đáng mừng cho họ.Bản thân tôi không phản đối LGBTmặc dù rất nhiều cá nhân trong số ấy có lối sống rất tệ. Đó là thực tế mà không ai có thể phủ nhận.

Cách đây vài ngày, tôi đọc được thông tin trường THCS và PTTH Việt Anh (Q. Phú Nhuận) không cho học sinh đồng tính vào học nội trú. Theo quan điểm cá nhân, tôi ủng hộ quy chế này. Con trai tôi năm nay 11tuổi và chuẩn bị vào cấp 2. Như bất kỳ bậcphụ huynh nào khác, tôi cực kỳquan tâm đến môi trường học đường củacon cái mình. Bởi vì bên cạnhviệc truyền đạtkiến thức, nhà trường còn là nơi giúpcon tôi được phát triển bình thường về tâmlý. Ởlứa tuổi này, thằng bécần được "định hướng" chứ không phải tự do muốn làm gì thì làm. Nếu phương thức tiếp cận không đúng thìrất dễ dẫn đến cách sống sai lệch.

Sau đây là 3 lý do tôi ủng hộ quy chế của trường Việt Anh:

Một:Họcnội trú thườngsẽ chia ra 2 khu: Nam và nữ. Nguyên nhâncho việc này là không cho 2 đứa trẻ có sựhấp dẫn về mặt tình dục ở chung. Nếu không sẽdễ dẫn đến nhữngtrường hợp dở khóc dở cười hoặcthậm chí đau đớn (mang thai ngoài ý muốn). Chúng ta vẫn đọc mấy câu chuyện ấyhằng ngày đấy thôi.Vậy nếu đểngười đồng tính ở chung thì há chẳng phải phá vỡ mọi thứhay sao? Ai biết được trong quá trình tìm hiểu bản thân, những đứa bé đồng tính ấy không làm ra các hành động thiếu tế nhịmà ngay cảchúng cũng không kiểm soát được?

Hai: Bất kỳ ai cũngtừng trải qua giai đoạn dậy thì. Aicũng hiểu rằngchuyện tình dục ở độ tuổi này nó nhạy cảm ra sao và tần suất xuất hiện trong đầu của đám thiếu niên nhiều thế nào. Bên cạnh những người đồng tính bẩm sinh, có không ít cá nhân là theo phong trào (Đừng vộiphản đối, tôi đã gặp nhiều trường hợp như vậy rồi).Việc tiếp xúc với chuyện này ở độ tuổi quá sớm sẽ khiến cho những học sinh bình thường ảnh hưởng. Chúng sẽ ngộ nhận tình cảm bạn bè sang hấp dẫn giới tính, từ đó phát triển lệch lạc. Có trời mới biết trong suốt thời gian sinh hoạt nội trú, chúng trao đổi với nhau cái gì.

Ảnh minh họa

Ba: Dù xã hội đã cởi mở hơn với LGBT nhưng sự kỳ thị vẫn còn đó, nhiều là đằng khác. Việc tách riêngngười đồng tính sẽ giúp họ không vấp phải những hành vi kỳ thị từ bạn học. Bạo lực học đường hằng ngày vẫn diễn ra. Có một thiếu niên đồng tính từng nói với tôi rằng thằng bé rất sợ ở chung với lũ bạn nam. Bởi vì mỗi lần đi ngang qua chúng đều chọc và tạp ra áp lực rất lớn cho cậu. Đó là chưa tính đến đối tượng người chuyển giới. Rồi họ sẽ đi vệ sinh như thế nào và xếp vào ký túc xá nào? Hiện vẫn chưa có bất kỳ quy định hỗ trợ nào từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như các nhà làm luật.

Tôi khẳng định lại một lần nữa: Tôi chỉ ủng hộ việc không nhận người đồng tính học nội trú chứ không phải đối con mình học chung với họ. Trong bối cảnh trường Việt Anh không có đủ cơ sở vật chất cho một ký túc xá thứ 3 thì mọi việc nên cứđể như vậy. Xã hội thay đổi nhưng mọi thứ cũng cần phải có thời gian để chạy theo. Nhất thời không thể dịch chuyển hết đượcmọi thứ theo được.

Nguyễn Thị. V
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào
Với mục tiêu không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan chủ động đánh giá, dự báo sát tình hình; xây dựng các phương án, kể cả phương án xấu nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Tôi không phản đối LGBT nhưng ủng hộ việc không nhận học sinh đồng tính'