Việt Nam là nguồn cung cấp tôm số 1 cho Hàn Quốc. Tuy nhiên, sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này đang bị đối xử bất công.

Tôm Việt Nam bị 'đối xử bất công' ở Hàn Quốc

Tuyết Nhung | 22/03/2023, 16:26

Việt Nam là nguồn cung cấp tôm số 1 cho Hàn Quốc. Tuy nhiên, sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này đang bị đối xử bất công.

Lãnh đạo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, quý 1 năm nay, tình hình sản xuất, xuất khẩu thủy sản vẫn tiếp tục trầm lắng do lạm phát khiến nhu cầu nhập khẩu giảm và chi phí đầu vào cho sản xuất, xuất khẩu tăng cao. Hiện có 2 chuyện đáng chú ý trong giai đoạn này, vì tác động đến sản xuất, xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

tom-nhap-khau.jpg

Thứ nhất, chuyện về thức ăn nuôi thủy sản. Hiện nay, giá nguyên liệu đầu vào sản xuất thức ăn nuôi thủy sản tăng cao kỷ lục và không ổn định, dẫn đến giá thành sản xuất thức ăn cho thủy sản và sản phẩm thủy sản đều cao.

Ngành nuôi thủy sản đang loay hoay với bài toán giá thành và năng lực cạnh tranh. Cụ thể như, giá nguyên liệu tôm của Việt Nam đang cao hơn 20 - 30% so với giá tôm cùng loại của Ấn Độ và Ecuador.

Trong đó, chi phí cho thức ăn chăn nuôi là chi phí đầu vào có tính chi phối đối với giá thành sản phẩm thủy sản nuôi. Thực tế hiện nay, khô đậu tương là mặt hàng nguyên liệu chính, chiếm 80 - 90% giá thành thức ăn nuôi thủy sản và thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, mặt hàng này đang có giá nhập khẩu cao và không được hưởng cơ chế giảm thuế nhập khẩu như lúa mì và ngô.

Ngành sản xuất thức ăn thủy sản nói riêng, thức ăn chăn nuôi nói chung đang đứng trước nguy cơ giảm mạnh về sản lượng, giá bán tăng cao, giảm sức cạnh tranh. Do vậy VASEP đã kiến nghị điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu khô đậu tương từ mức 2% về 0%, giúp các doanh nghiệp trong ngành mạnh dạn đầu tư sản xuất, tiếp tục củng cố vị thế của Việt Nam là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới, đồng thời góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Chuyện thứ 2 liên quan đến thị trường Hàn Quốc - thị trường lớn của thủy sản Việt Nam, trong đó có ngành hàng tôm. Là nguồn cung cấp tôm số 1 cho Hàn Quốc, mỗi năm Việt Nam cung cấp hơn 50% trong số 100.000 tấn tôm nhập khẩu của Hàn Quốc.

Lãnh đạo VASEP cho rằng Hiệp định FTA giữa Việt Nam với Hàn Quốc thực thi từ năm 2015 đến nay, tưởng như tạo thuận lợi về thương mại và thuế quan nhập khẩu cho sản phẩm tôm Việt Nam. Tuy nhiên, theo thông tin chi tiết từ các doanh nghiệp thủy sản, sản phẩm tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc đang bị chính phủ nước này "đối xử" bất công.

Cụ thể, đó là tình trạng Chính phủ Hàn Quốc yêu cầu đấu giá mua quota nhập khẩu tôm từ Việt Nam vào nước này với giá 14 - 16% giá trị nhập khẩu.

Nếu ngoài quota thì mức thuế nhập khẩu là 20%. Như vậy, nhập khẩu tôm Việt Nam của Hàn Quốc chịu mức thuế 14 - 20% là chưa đúng tinh thần của của FTA giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Đặc biệt thấy rõ sự phân biệt đối xử khi so với FTA Hàn Quốc - Peru, tôm nhập từ Peru không cần quota và được hưởng mức thuế 0%.

Vì vậy, VASEP đã đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao rà soát và kiến nghị với phía Hàn Quốc xem xét việc bãi bỏ quota nhập khẩu tôm từ Việt Nam.

Bài liên quan
Bạc Liêu áp dụng công nghệ hiện đại để nâng chất lượng tôm xuất khẩu
Năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đề ra chỉ tiêu xuất khẩu tôm đạt 1 tỉ USD. Tỉnh đã đầu tư việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong nuôi và chế biến tôm, đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
13 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tôm Việt Nam bị 'đối xử bất công' ở Hàn Quốc