Theo ông Nguyễn Hạnh Phúc – Tổng thư ký Quốc hội, hiện nay chưa có hình thức xử lý hay chế tài gì đối với những đại biểu quốc hội (ĐBQH) không thực hiện đúng với chương trình hành động khi vận động bầu cử trước nhân dân, mà chủ yếu trông chờ vào uy tín của ĐBQH với dân.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ứng cử đại biểu quốc hội tại Hà Nội

Trí Lâm | 26/04/2016, 17:17

Theo ông Nguyễn Hạnh Phúc – Tổng thư ký Quốc hội, hiện nay chưa có hình thức xử lý hay chế tài gì đối với những đại biểu quốc hội (ĐBQH) không thực hiện đúng với chương trình hành động khi vận động bầu cử trước nhân dân, mà chủ yếu trông chờ vào uy tín của ĐBQH với dân.

Trong cuộc họp báo “Công bố chính thức những người ứng cử đại biểu quốc hội (ĐBQH) khóa 14” ngày 26.4, ông Nguyễn Hạnh Phúc đã thông tin như trên khi trả lời câu hỏi của phóng viên báo điện tử Một Thế Giới.

870 người chính thức ứng cử ĐBQH

Tham dự cuộc họp báo có ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng thư kýQuốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ Thông tin – truyền thông; ông Trần Văn Túy, Trưởng ban Công tác đại biểu, Ủy viên Hội đồng Bầu cử quốc gia.

Căn cứ điều 57 Luật Bầu cử ĐBQHvà đại biểu HĐND, chậm nhất 25 ngày trước ngày bầu cử, trên cơ sở danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử được Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.ƯMTTQ Việt Nam và Ban Thường trực Ủy banMTTQ Việt Nam cấp tỉnh giới thiệu ứng cử ĐBQHkhóa 14gửi đến, Hội đồng Bầu cử quốc gia lập và công bố danh sách những người tự ứng cử ĐBQHtheo từng đơn vị bầu cử trong cả nước.

Theo thông báo của Hội đồng Bầu cử quốc gia, trong tổng số danh sách 870 người chính thức ứng cử ĐBQH khóa 14ở 184 đơn vị bầu cử trong cả nước, số người ứng cử do Trung ương giới thiệu là 197 người, địa phương giới thiệu là 673 người, đạt tỷlệ 1,74 người ứng cử/đại biểu được bầu (trong đó có 11 người tự ứng cử).

Cơ cấu kết hợp chung của cả nước như sau: Người ứng cử là phụ nữ có 339 người, đạt tỷ lệ 38,97%; dân tộc thiểu số là 204 người, tỷ lệ 23,45; người ngoài Đảng có 97 người, tỷlệ 11,15%; ĐBQH khóa 13tái cử có 168 người, tỷ lệ 19,31% và người ứng cử là người trẻ tuổi (dưới 40) có 268 người, tỷ lệ 30,80%.

Trong số 197 người ứng cử ĐBQHkhóa 14ở Trung ương:Khối cơ quan Đảng là12 người, tỷlệ 6,09%; khối cơ quan Chủ tịch nước và các cơ quan tư pháp: 5 người, tỷlệ 2,54%; khối các cơ quan của Quốc hội: 113 người, tỷlệ 57,36%; khối Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ: 17 người, tỷlệ 8,63%

Ngoài ra, Bộ Quốc phòng: 15 người, tỷlệ 7,61%; Bộ Công an: 3 người, tỷlệ 1,52%; Kiểm toán Nhà nước: 1 người, tỷlệ 0,51%; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên: 31 người, tỷlệ 15,74%

Trong số 673 người ứng cử ĐBQHkhóa 14ở địa phương, người ứng cử là phụ nữ: 310 người, tỷlệ 46,06%; người dân tộc thiểu số: 187 người, tỷlệ 27,79%; người ngoài Đảng: 90 người, tỷlệ 13,37%; người trẻ tuổi: 262 người, tỷlệ 38,93%; ĐBQH khóa 13tái cử: 67 người, tỷlệ 9,96%.

Tại Hà Nội và TP.HCM đều có 50 người ứng cử và số đại biểu được bầu là 30 đại biểu ở mỗi thành phố.

Theo thông tin ông Nguyễn Hạnh Phúc cung cấp, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ứng cử tại Hà Nội. Chủ tịch nước Trần Đại Quang ứng cử tại TP.HCM. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ứng cử ở Hải Phòng. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ứng cử tại Cần Thơ. Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh được giới thiệu ứng cử tại TP.Đà Nẵng.

Chủ yếu là uy tín của ĐBQH trước dân

Ông Nguyễn Hạnh Phúc chia sẻ rằng rất hoan nghênh người tự ứng cử, bởi điều này cho thấy người dân quan tâm đến vấn đề của đất nước. Với bất cứ ai cũng phải trải qua những bước nhất định để lấy tín nhiệm. Do đó, việc một số ứng cử viên bị loại ở vòng hiệp thương thứ 3 cũng rất bình thường.

Theo ông Phúc, vòng hiệp thương thứ 3 rất quan trọng, chứ không phải là việc làm hình thức.

Về vấn đề khiếu nại, tố cáo những người ứng cử, Hội đồng Bầu cử quốc giasẽ tiếp nhận đơn từ nay cho đến trước ngày 12.5. Từ ngày 12.5 trở đi sẽ không nhận đơn khiếu nạitố cáo nữa, nếu có sẽ trả lại chờ đến khi bầu cử xong.

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới về trường hợp những ứng cử viên trúng cử ĐBQH mà không thực hiện đúng với chương trình hành động khi vận động ứng cử, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết hiện nay chưa có hình thức xử lý hay chế tài gì đối với những ĐBQH không thực hiện đúng với chương trình hành động khi vận động bầu cử trước nhân dân.

“Chủ yếu là uy tín của ĐBQH với dân thôi, anh cam kết trước dân những gì thì cuối năm đều phải báo cáo. Hơn nữa, người dân cũng rất tinh tường, không gì qua được mắt dân nếu ĐBQH do họ bầu ra mà không hoàn thành nhiệm vụ. Uy tín đại biểu là chính chứ cũng không có chế tài gì để xử lý các ĐBQH như vậy” – ông Nguyễn Hạnh Phúc nói.

Theo ông Phúc, làm đại biểu cũng rất căng thẳng khi đứng trước dân, vì dân chất vấn cũng rất gay gắt chứ không phải chuyện đơn giản.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ứng cử đại biểu quốc hội tại Hà Nội