Theo ông Han Myoung Sup, Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam cho biết, Samsung mong muốn sẽ được gọi với cái tên "doanh nghiệp quốc dân Việt Nam đúng nghĩa". Điều này cũng đồng nghĩa với việc Samsung mong sản phẩm của mình được gọi là hàng Việt Nam.

Tổng GĐ Samsung mong sản phẩm của mình được gọi là hàng Việt Nam

Một Thế Giới | 31/07/2015, 17:29

Theo ông Han Myoung Sup, Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam cho biết, Samsung mong muốn sẽ được gọi với cái tên "doanh nghiệp quốc dân Việt Nam đúng nghĩa". Điều này cũng đồng nghĩa với việc Samsung mong sản phẩm của mình được gọi là hàng Việt Nam.

Ngày 31.7, Tập đoàn Samsung Việt Nam đã phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) tổ chức hội thảo “Tự hào hàng Việt Nam" nhằm kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa từ sản xuất tới siêu thị.

Hàng Việt Nam chất lượng quốc tế?

Phát biểu tại hội thảo, GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) nhận định, ở khía cạnh thương mại và tiêu dùng, hàng Việt Nam chiếm tỷ lệ ngày càng tăng trong các siêu thị, cửa hàng bán lẻ, người tiêu dùng ưu chuộng hàng Việt Nam hơn. 
"Ở khía cạnh sản xuất, chất lượng, mẫu mã hàng Việt không chỉ có sức hấp dẫn người tiêu dùng trong nước mà cả trên thị trường quốc tế. Với cách tiếp cận cao hơn về tiêu chí chất lượng sản phẩm, hàng Việt Nam đang mang đẳng cấp quốc tế", GS. Nguyễn Mại cho biết.

Thêm vào đó, Chủ tịch VAFIE cũng cho rằng, thời kỳ người Việt dành hàng hoá tốt nhất cho xuất khẩu để đổi lấy máy móc, nguyên vật liệu cho sản xuất tiêu dùng đã qua, tiêu dùng trong nước được thoả mãn bằng những hàng hoá chất lượng kém hơn.

Hiện tại Việt Nam đang hướng tới con đường phát triển cùng với việc gia tăng xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ nên cần coi trọng mở rộng thị trường trong nước theo phương châm Người Việt Nam được tiêu dùng hàng có chất lượng cao để từ đó sản xuất ra hàng hoá tốt hơn để nâng cao lên hàng Việt Nam chất lượng thế giới.

GS. Nguyễn Mại cũng cho rằng, cuộc vận động người Việt dùng Việt không chỉ có ý nghĩa về nhận thức về hàng hóa Việt Nam đối với doanh nghiệp trong nước mà còn bao gồm sản phẩm do các doanh nghiệp FDI sản xuất tại nước ta. 

Tuy nhiên, trong 6 năm tiến hành cuộc vận động, vẫn còn tồn tại những hạn chế như: tình trạng “được mùa rớt giá” diễn ra thường xuyên đối với một số hàng nông sản, thủy sản...

Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt cũng chưa hình thành được chuỗi giá trị sản phẩm thích ứng với từng loại hàng hoá như may măc, da giày, điện tử gia dụng, thực phẩm, hệ thống logistic chưa hợp lý, chi phí cơ hội còn cao, làm tăng giá cả hàng hoá đến tay người tiêu dùng.

Ngoài ra, theo GS Mại, việc mở cửa thị trường khi hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN từ cuối năm nay là cơ hội nhưng cũng là thách thức với doanh nghiệp Việt Nam. Đó là nếu không có sự điều chỉnh chiến lược kinh doanh của từng doanh nghiệp, không thiết lập tốt hơn quan hệ phân công và hợp tác trong từng ngành hàng, thì sản phẩm khó bền vững trên thị trường trong nước.

Samsung mong sản phẩm của mình được gọi là hàng Việt Nam

Trong khi đó, đại diện cho Tập đoàn Samsung, ông Han Myoung Sup, Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam cho biết, Samsung mong muốn được gọi với cái tên "doanh nghiệp quốc dân Việt Nam đúng nghĩa" để đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của ngươi dân Việt Nam qua việc sử dụng những sản phẩm tốt được người tiêu dùng Việt Nam tin dùng.

"Samsung đã đang và sẽ thực hiện nhiều hành động như tìm kiếm đối tác Việt Nam để nuôi dưỡng ngành công nghiệp hỗ trợ liên quan đến sản phẩm của Samsung, đào tạo nhân lực nghiên cứu phát triển”, đại diện Samsung cam kết.

Còn ông Nguyễn Thái Dũng, Phó tổng giám đốc Big C Thăng Long cũng cho biết, Big C luôn ưu tiên hàng trong nước, hiện tại có đến 95% hàng hoá trong siêu thị là hàng sản xuất tại Việt Nam.

Về phía doanh nghiệp trong nước, đại diện Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cho biết, tỷ trọng hàng hoá có nguồn gốc trong nước chiếm khoảng 80% trên tổng cơ cấu hàng hoá. Nguồn gốc của hàng hoá này được khai thác trực tiếp từ các nhà máy, xí nghiệp, trang trại, khai thác từ các nhà phân phối, các nhà cung cấp và các mặt hàng thiết yếu do các công ty, đại lý thành viên sản xuất.

Hiện nay, Việt Nam đã và đang trở thành cứ điểm sản xuất của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới như Samsung, Microsoft - Nokia, Intel, Canon, LG… điện thoại thông minh, máy tính bảng, điện tử gia dụng có số lượng chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường khu vực và thế giới, các chất lượng hàng đầu thế giới.

Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
5 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng GĐ Samsung mong sản phẩm của mình được gọi là hàng Việt Nam