Ngày 24.7, Tổng thống Ba Lan bác luật "mất lòng dân", là đạo luật cho đảng cầm quyền Luật và Công lý (PiS) kiểm soát Tòa án tối cao.

Tổng thống Ba Lan phủ quyết dự luật cho phép chính phủ 'nắm' tòa án

Trần Trí | 24/07/2017, 18:30

Ngày 24.7, Tổng thống Ba Lan bác luật "mất lòng dân", là đạo luật cho đảng cầm quyền Luật và Công lý (PiS) kiểm soát Tòa án tối cao.

Sau khi Thượng và Hạ viện Ba Lan thông qua đạo luật trên, nhiều cuộc biểu tình phản đối đã diễn ra ở thủ đô Warsaw và các thành phố khác.Người dânchỉ trích PiS tấn công sự độc lập của hệ thống tư pháp.

Tổng thống Andrzej Duda, 45 tuổi,nói ông sẽ phủ quyết đạo luật mà các nghị sĩ vừa thông qua.Theo đạo luật này, Tòa án tối cao phải chịu sự kiểm soát chính trị của PiS, cho phép Bộ trưởng Tư pháp - cũng là công tố viên trưởng - có quyền chỉ định các thẩm phán.

Ông Duda nói: “Tôi đã quyết sẽ trả về Sejm (Hạ viện Ba Lan) có nghĩa tôi sẽ phủ quyết đạo luật về Tòa án tối cao, cùng đạo luật về Hội đồng tư pháp quốc gia”.

Ông cũng nói công tố viên trưởng sẽ không có các quyền đã nêu trên.

Sau khi ông Duda tuyên bố sẽ bác đạo luật mất lòng dân, đồng tiền zloty của Ba Lan lập tức tăng giá so với đồng euro, như dấu hiệu nhà đầu tư nhận thức được quyết định phủ quyết của tổng thống giúp hạ thấp nguy cơ bất ổnchính trị tại Ba Lan.

Katarzyna Lubnauer, nữ nghị sĩ của đảng đối lập Nowoczesna, nói: “Luật này không là sự cải tổ ngành tư pháp như PiS tuyên bố, mà là sự khắc chế ngành tòa án.Tôi hoan nghênh toàn thể nhân dân Ba Lan vì thành công rực rỡ này”.

Đây là lần đầu tiên Tổng thống Duda đứng tách khỏi mối quan hệ đồng minh với thủ lĩnh PiS Jaroslaw Kaczynski.

Ông từng thân cận PiS, ủng hộ chương trình hành động của đảng này từ khi ông nhậm chức năm 2015.

Thế nhưng từ ngày 22.7, người phát ngôn Andrzej Lapinski của ông Duda đã nói Tổng thống nhận ra những sơ hở của đạo luật vốn cho phép Bộ trưởng Tư pháp có quyền đuổi hết các thẩm phán và thay họ bằng những vị thẩm phán mà vị Bộ trưởng có quyền cách chức bất kỳ lúc nào.

Ông Lapinski còn nói Tổng thống nhận ra sự không nhất quán giữa hai điều khoản liên quan việc chỉ định chánh án Tòa án tối cao.

Việc Tổng thống Duda quyết phủ quyết đạo luật giúp ông thoát khỏi sức ép từ trong nước và quốc tế, để ngăn chặn một luật làm suy yếu các nền tảng dân chủ ở Ba Lan.

Trước đó, Thượng - Hạ viện Ba Lan đã thông qua đạo luật cải tổ ngành tư pháp, qua đó chính phủ Ba Lan có quyền kiểm soát tòa án, chỉ cần có chữ ký của Tổng thống là có hiệu lực.

PiS nói các quyđịnh mới là cần thiết để ngành tư pháp hoạt động hiệu quả và có trách nhiệm hơn.

Từ khi nắm quyền lực hồi năm 2015, PiS đã tìm cách tăng cường tầm ảnh hưởng của chính phủ lên tòa án, buộc các thẩm phán và giới truyền thông nhà nước chịu sự kiểm soát của chính phủ.

PiS cũng ra những quyđịnh cấm tụ tập đông người, o ép các tổ chức phi chính phủ, theo Guardian.

Phe đối lập và các thẩm phán ở Ba Lan nói đạo luật là một bước mới của chính phủ Ba Lan hướng tới chế độ độc tài. Họ nói luật này vi hiến, vi phạm các nguyên tắc dân chủ, tước đoạt quyền của luật sư, trao quyền kiểm soát hệ thống tòa án gồm cả Tòa án tối cao cho chính phủ.

Thượng nghị sĩ đối lập Jan Rulewski, khi tham gia tranh luận đã mặc quần áo của tù phạm, nói: “Chúng tôi tin Ba Lan đang dần chuyển thành một thể chế trừng phạt”.

Vĩnh Thụy (theo Guardian)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
8 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thống Ba Lan phủ quyết dự luật cho phép chính phủ 'nắm' tòa án