Tổng thống Joe Biden tin rằng quyền sử dụng lực lượng vũ trang tấn công mục tiêu nước ngoài nên được tái xem xét.

Tổng thống Biden muốn nâng cấp quyền phát động tấn công mục tiêu nước ngoài

Cẩm Bình | 07/03/2021, 06:00

Tổng thống Joe Biden tin rằng quyền sử dụng lực lượng vũ trang tấn công mục tiêu nước ngoài nên được tái xem xét.

Tuần qua, Thượng nghị sĩ Dân chủ Tim Kaine và Thượng nghị sĩ Cộng hòa Todd Young đề xuất bãi bỏ đạo luật Cho phép sử dụng lực lượng quân sự (AUMF) với lý do là quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa Washington với chính quyền ở Baghdad.

Đề xuất được đưa ra sau khi Tổng thống Biden phê chuẩn không kích một cơ sở của lực lượng vũ trang được Iran hậu thuẫn tại Syria, để đáp trả vụ pháo kích căn cứ Mỹ đặt trong sân bay Irbil (vùng do người Kurd quản lý ở Iraq).

biden.jpg
Quyết định không kích Syria của ông Biden làm dấy lên tranh luận liệu Tổng thống Mỹ có quyền phát động tấn công mục tiêu nước ngoài mà không cần Quốc hội thông qua hay không - Ảnh: Reuters

Phát ngôn viên Nhà Trắng - Jen Psaki khẳng định động thái không kích Syria được cân nhắc kỹ càng và có đầy đủ cơ sở pháp lý. Bà cũng cho biết Tổng thống Biden sẽ làm việc với Thượng nghị sĩ Kaine về AUMF: “Ông ấy muốn thảo luận về một khuôn khổ hẹp và cụ thể trong tương lai. Rõ ràng đạo luật đã lỗi thời”.

Bà Psaki nói rằng các cuộc không kích gần đây ở Syria mà ông Biden phê chuẩn là hợp pháp.

Tất nhiên, các cuộc không kích vào Syria - chúng tôi đã có toàn bộ quá trình pháp lý và xem xét. Chúng tôi tin tưởng vào các cơ quan pháp lý cho cuộc tấn công đó”, Psaki nói.

Hiến pháp Mỹ quy định quyền phát động chiến tranh thuộc về Quốc hội chứ không phải Tổng thống. Tuy nhiên năm 1991, 2001 và 2002, AUMF lại được sử dụng khi nhiều Tổng thống phê chuẩn các cuộc không kích mục tiêu nước ngoài trong cuộc chiến chống khủng bố al-Qaeda.

Đạo luật này cũng bị chỉ trích gây nên nhiều cuộc chiến kéo dài khiến quân đội Mỹ phải chiến đấu ở nước ngoài hàng thập kỷ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
6 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thống Biden muốn nâng cấp quyền phát động tấn công mục tiêu nước ngoài