Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn chưa ký dự luật áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga. Điều này cho thấy đang có sự chia rẽ giữa Quốc hội và Nhà Trắng trong vấn đề ngoại giao với Nga.

Tổng thống Donald Trump vẫn chưa chịu ký trừng phạt Nga

Anh Tú | 02/08/2017, 06:44

Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn chưa ký dự luật áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga. Điều này cho thấy đang có sự chia rẽ giữa Quốc hội và Nhà Trắng trong vấn đề ngoại giao với Nga.

Trong những ngày cuối tháng 7, lưỡng viện của Mỹ sục sôi trong không khí chống Nga mà đỉnh cao là việc đưa ra dự luật áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga. Dự luật này nhằm mục đích trừng phạt Moscow vì can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 để hạ bệ ứng cử viên Hillary Clinton, đồng thời dọn đường cho ông Trump vào Nhà Trắng.

Kết quả biểu quyết cho thấy có sự đồng thuận gần như hoàn toàn ở cả hai viện trên vấn đề trừng phạt Nga: Dự luật đã được thông qua ngày 25.7 ở Hạ viện với 419 phiếu thuận và 3 phiếu chống, và ở Thượng viện ngày 27.7 với 98 phiếu thuận và 2 phiếu chống.

Thông thường, với những điều khoản được cả 2 viện thông qua với tỉ lệ cao như vậy thì các tổng thống Mỹ sẽ lựa chọn việc kýthông qua sớm. Tuy nhiên,đến giờ ông Trump vẫn chưa ký dự thảo đã đặt lên bàn làm việc của ông trong Nhà Trắng.

Phía Nga đang rất giận dữ trước thái độ của lưỡng viện Mỹ. Tổng thống Nga thề sẽ trả đũa tương xứng nếu Mỹ gia tăng trừng phạt ngay 27.7, thời điểm Thượng viện Mỹ ra phán quyết. Châu Âu cũng cho rằng việc trừng phạt Nga sẽ khiến cựu lục địa thêm căng thẳng và nảy sinh những bất ổn. Đó là áp lực rất lớn cho ông Trump.

Báo chí ví von rằng lưỡng viện đã đặt bóng ngay chân ông Trump và đang chờ xem ông có chịu sút không. Quả thực là ông Trump đang ở tình thế ngặt nghèo vì nếu có sút thì cũng rơi vào cảm giác sút vào lưới nhà. Tổng thống Trump là người đang muốn thúc đẩy mạnh mẽ hơn quan hệ giữa Mỹ và Nga. Người ta có thể thấy sự hăng hái của ông Trump trong việc xích lại với Moscow khi ngồi họp rất lâu với Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20. Sau đó, ông Trump còn có thêm cuộc họp bí mật khác với người đứng đầu nước Nga.

Nếu ông Trump chính thức ra mặt ký lệnh trừng phạt mới đối với Nga thì ông vạch chiến tuyến với Moscow mà đây là điều mà ông không hề mong muốn. Còn nếu ông Trump dùng quyền của tổng thống, bác bỏ dự luật trừng phạt bổ sung Nga để tránh căng thẳng với Moscow, thì ông Trump sẽ tạo lằn ranh chiến tuyến với lưỡng viện Mỹ. Điều này có hại tới uy tín của ông Trump với người Mỹ, nhất là trong bối cảnh những ngày gần đây báo chí Mỹ xới tung việc con trai ông Trumpgặp một luật sư Nga trong thời điểm ông đang vận động tranh cử.

Ngay cả khi ông Trump bác bỏ dự luật thì cũng chỉ trì hoãn việc Mỹ trừng phạt Nga chứ không cản được ý chí của Quốc hội. Trong dự luật này, phe quốc hội đã thòng thêm điều khoản là các nghị sĩ có quyền ngăn chặnnếu như tổng thống quyết định tạm ngưng thi hành các biện pháp trừng phạt Nga. Do vậy, nếu ông Trump không chịu ký kết dự luật, lưỡng viện Mỹ vẫn có quyền biểu quyết lại và chỉ cần 2/3 số phiếu đồng thuận là bác bỏ phủ quyết của ông Trump. Thường các Tổng thống Mỹ không bao giờ để rơi vào cảnh mất mặt như thế, còn ông Trump lần này thì sao?

A.T
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
42 phút trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thống Donald Trump vẫn chưa chịu ký trừng phạt Nga