Guatemala rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất, sau khi Tổng thống nước này bị cáo buộc ăn hối lộ của ‘xã hội đen’ và của các thủ lĩnh doanh nghiệp, đổi lại là họ được chính phủ trao các gói thầu và được 'bảo kê' khỏi bị truy tố trước pháp luật.

Tổng thống Guatemala bị tố ăn hối lộ của ‘xã hội đen’

Trần Trí | 28/08/2017, 10:30

Guatemala rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất, sau khi Tổng thống nước này bị cáo buộc ăn hối lộ của ‘xã hội đen’ và của các thủ lĩnh doanh nghiệp, đổi lại là họ được chính phủ trao các gói thầu và được 'bảo kê' khỏi bị truy tố trước pháp luật.

Cuộc khủng hoảng trở nên nghiêm trọngkhi rạng sáng 27.8, Tổng thống Jimmy Morales quyết định trục xuất công tố viên Ivan Velasquez, người dẫn đầu cuộc điều tra Tổng thống Morales và đảngMặt trận đoàn kết quốc gia (FCN) cầm quyền.

Công tố viên Velasquez được cộng đồng quốc tế kính trọng, là chủ nhiệm Ủy ban điều tra chống sự miễn trừ truy tốở Guatemala (CICIG, thuộc LHQ).

CIGIG được lập để giải thể các tổ chức an ninh và tổ chức tội ác. FCN gồm nhiều cựu sĩ quan quân đội cứng rắn. Họ bị nghi vi phạm nhân quyềnkhi Guatemala có cuộc nội chiến suốt 36 nămlàm chết 200.000 người, chủ yếu là thổ dân.

Các nhà điều tra CIGIG đã phát hiện có sự liên hệ của nhómlàm kinh tế và quân đội với chính phủ đương nhiệm.

Sinh mạng chính trị của Tổng thống từng là diễn viên hài bị đe dọa

Rạng sáng 27.8 (giờ địa phương), Tổng thống Morales tuyên bố trục xuất công tố viên Velasquez qua một video đăng trên tài khoản Twitter của ông.

Ông cũng sa thải vị ngoại trưởng, người không thực hiện vụ trục xuất ông Velasquez, thay ông này bằng một đồng minh cũng bị điều tra về những vụ con nuôi trái phép. Tuy nhiên, Tòa án Hiến pháp Guatemala bác lệnh trục xuất công tố viên của Tổng thống Morales.

Ngày 27.8, các sứ quán nước ngoài gồm Mỹ và EU đều lên tiếng ủng hộ công tố viên Velasquez. Nhiều Bộ trưởng cũng từ chức để phản đối Tổng thống Morales muốn đuổi ông Velasquez.

Vị công tố được cho là đang tạm lánh ở trụ sở CIGIG ở thủ đô Guatemala City. Ông đã kêu gọi bảo vệ 3 thẩm phán bỏ phiếu chống lệnh trục xuất của Tổng thống Morales.

Quyết định trục xuất của vị Tổng thống từng là diễn viên hài được đưa rachưa đầy 48 giờ sau khi công tố viênVelasquez và nữ Bộ trưởng Tư pháp Thelma Aldana đề nghị Tòa án Hiến pháp Guatemala tước quyền miễn trừ truy tố của Tổng thống Morales, nhằm tiến hành truy tố ông dính líu những quỹ tranh cử trái phép mà FCN đã nhận trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2015.

Ngành công tố cáo buộc Tổng thống Morales không báo cáo số tiền hơn 800.000 USD dùng để tranh cửvà ông còn giấu tài khoản của FCN.

Ông Morales khi tranh cử tổng thống từng lập cương lĩnh hành động “không tham nhũng, không lừa đảo”. Hiện ông liên tục phủ nhận mọi cáo buộc.

Ngành công tố Guatemala quyết định chống Tổng thống Morales, trong lúc ông đến New York, cố gắng thuyết phục Tổng thư ký LHQ sa thảicông tố viên Velasquez.

Ngày 28.8, các thẩm phán sẽ xét đề nghị tước quyền miễn trừ truy tố của Tổng thống Morales. Nếu quyền này bị tước và Quốc hội Guatemala đồng ý luận tội, Tổng thống Morales có thể bị bắt giữ trong vài ngày tới.

Công tố viên Velasquez

Tổng thống sẽ dùng quân đội để không bị bắt?

Nhưng các nhà hoạt động lo ngạiông Morales cùng các cố vấn quân sự có thể không chấp nhận chung số phận cựu tổng thống-tướng Otto Perez Molina và nữ phó tổng thống Roxanna Baldetti. Cặp lãnh đạo này từng bị bắt lập tức, sau khi bị luận tội hồi năm 2015.

Vì lo ngại Tổng thống Morales có thể tuyên bố tình trạng khẩn cấp, hàng ngàn người dân xuống đường phản đối chính phủ ở thủ đô Guatemala City.

Báo Guardian (Anh) nói họ đã được xem một văn bản nội bộ của cảnh sát, cho thấy lực lượng đặc nhiệm không được nghỉ phép.

Bà Anabella Sibrian, chủ nhiệm tổ chức phi chính phủ Diễn đàn quốc tế chống miễn trừ truy tố, nói: “Tổng thống Morales và quân đội thân cận ông ta có thể ra lệnh tình trạng khẩn cấp, nhằm chặn qui trình luận tội ông. Những gì chúng ta đang chứng kiến là một hành động thiên vị, chống lại các quan chức chống tham nhũng được quốc tế ủng hộ. Và là một thông điệp mạnh chuyển đến các phong trào xã hội ngày càng mạnh, rằng có thể họ sẽ là mục tiêu kế tiếp của chính phủ”.

Jo- Marie Burt, một chuyên gia pháp lý Guatemala, nói: “Đây là một ngày buồn cho công lý ở nước tôi. Một cuộc khủng hoảng hiến pháp do chính Tổng thống gây ra. Ông ta cùng với các chiến hữu quân đội và các tổ chức đang sợ phải ra tòa hoặc sợ sẽ đến lượt họ bị truy tố. Nhưng dù sao đi nữa, cuộc điều tra chống tham nhũng vẫn phải tiếp tục”.

Vĩnh Thụy (theo Guardian)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào
Với mục tiêu không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan chủ động đánh giá, dự báo sát tình hình; xây dựng các phương án, kể cả phương án xấu nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thống Guatemala bị tố ăn hối lộ của ‘xã hội đen’