Bằng cách trình Quốc hội xem xét “Luật cải thiện đạo đức’, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chống ‘chỉ tuyển người nhà’. Như thế nào ?

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chống chuyện ‘chỉ tuyển người nhà’

03/06/2017, 15:44

Bằng cách trình Quốc hội xem xét “Luật cải thiện đạo đức’, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chống ‘chỉ tuyển người nhà’. Như thế nào ?

Bộ trưởng Ferrand đang bị ép từ chức-Ảnh Getty Images

Theo luật này, các nghị sĩ, quan chức địa phương và công chức cao cấp sẽ bị cấm tuyển dụng người trong dòng họ, gia đình để làm trợ lý cho họ.

Các nghị sĩ, quan chức địa phương và công chức cao cấp còn phải khai báo quyền lợi cá nhân.

Và thay vì được trả một khoản chi tiêu công tác mà không cần phải khai đã chi vào việc gì, họ phải trình biên lai thì mới được hoàn trả khoản tiền đã chi.

Bất kỳ người nào vi phạm pháp luật liên quan sự trung thực đều có thể bị cấm tham gia chính quyền trong 10 năm.

Không thể có luật cho “dân thường”, luật khác cho chính khách

Ngày 1.6, Bộ trưởng Tư pháp Francois Bayrou nói tại cuộc họp báo: “ Luật phải giữ gìn liêm khiết và cải thiện đạo đức” nhằm xóa bỏ ý tưởng có một luật dành cho “công dân thường”, và một luật khác dành cho các chính khách.

Ông Bayrou nói: “Từ nhiều năm qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều chuyện khiến người dân mất lòng tin vào các quan chức mà họ bỏ phiếu bầu, và đã gây ra một sự bất mãn sâu sắc trong lòng nhân dân”.

Vị Bộ trưởng khẳng định luật không nhằm “xử lý những vấn nạn đạo đức”, nhưng là để xóa bỏ sự xung đột lợi ích: “Đạo đức là một vấn đề cá nhân. Các thể chế không được lập để làm cho con người có đạo đức, nhưng chúng được lập để tránh những điểm yếu của con người lây lan vào cộng đồng”.

Khi tranh cử, Tổng thống Macron từng hứa sẽ “làm sạch” chính trị, bảo đảm tính đạo đức trong lĩnh vực công, minh bạch sự trung thực về đạo đức và tài chính của công chức.

Lời hứa của vị Tổng thống Pháp 39 tuổi là do đã có những tai tiếng “chỉ tuyển người nhà” của ứng cử viên thất cử Francois Fillon.

Ông Fillon bị thua ngay từ vòng 1, bị điều tra cáo buộc ông dùng tiền nhà nước trả lương cho vợ và con ông có việc làm “ma”. Ông Fillon đã bác bỏ cáo buộc này.

Hồi giữa tháng 5, ông Macron đã trễ một ngày mới có thể công bố thành phần nội các, vì theo Điện Elysée, Tổng thống muốn Tổng cục Tài chính công và Cơ quan giám định minh bạch lĩnh vực công (HATVP, một cơ quan độc lập) có thêm thời gian xác minh các ứng viên được đề cử.

Hai cơ quan này ban đầu xác minh tình hình kê khai thuế và xác minh xung đột lợi ích. Đây là cách để bảo đảm tân bộ trưởng không có vấn đề về thuế và tài sản.

Ngăn chặn xung đột lợi ích bằng cách buộc tân bộ trưởng phải bàn giao cổ phần cho bên thứ ba, đảm bảo minh bạch thông qua kê khai tài sản.

Sau khi các ứng viên được bổ nhiệm, HATVP còn tiếp tục xác minh kỹ càng hơn, trên sở bản kê khai tài sản mới của các bộ trưởng.

Các vị này còn phải ký cam kết danh dự bảo đảm giữ gìn liêm khiết và đạo đức.

Mưu sĩ của Tổng thống Macron bị ép từ chức

Tuy nhiên, ngày 1.6, Tổng thống Macron đã phải chịu sức ép phải cách chức Bộ trưởng Nhà ở Richard Ferrand, sau khi ngành công tố Pháp tuyên bố mở cuộc điều tra sơ bộ về những cáo buộc “ưu ái người nhà”.

Theo báo châm biếm Con vịt buộc, hồi năm 2011, Bộ trưởng Ferrand thuê văn phòng của người tình cho công ty bảo hiểm y tế Mutuelles de Bretagne (ở thành phố Brest) do ông làm giám đốc.

Tiếp đó, người tình của ông được vay một khoản tiền làm ăn, dựa trên cơ sở là có thu nhập từ việc cho thuê văn phòng, và từ công ty bảo hiểm nâng cấp văn nên văn phòng này tăng giá trị.

Trong vụ này không liên quan tiền nhà nước, và Bộ trưởng Ferrand nhấn mạnh vụ thuê-cho thuê văn phòng không hề phạm pháp và cũng không ‘trái đạo đức”.

Các thông tin khác nói ông Ferrand vẫn làm việc cho công ty Mutuelles de Bretagne, khi ông là nghị sĩ và tham gia tranh luận về kế hoạch cải tổ ngành bảo hiểm y tế.

Con vịt buộc còn đưa tin sau khi trở thành nghị sĩ năm 2012, ông Ferrand có thời gian ngắn thuê con trai làm trợ lý cho ông ở nghị trường.

Ông Ferrand xác nhận có chuyện này trong 4 tháng, giải thích con trai ông lấp chỗ một trợ lý của ông xin nghỉ phép để chữa bệnh.

Ông Ferrand đã bác bỏ những đòi hỏi ông từ chức vì ông chẳng làm gì sai phạm.

Thăm dò ngày 31.5 của tổ chức Harris Interactive cho thấy 70 % dân Pháp muốn ông Ferrand từ chức Bộ trưởng, 73 % xem những cáo buộc ông là nghiêm trọng.

Ông Ferrand là tổng thư ký đảng Cộng hòa tiến bước của Tổng thống Macron, và là cố vấn điều hành cuộc tranh cử tổng thống của ông Macron.

Vụ ông Ferrand bị cáo buộc làm khó Tổng thống Macron, chỉ một tuần trước vòng 1 và vòng 2 cuộc bầu cử quốc hội Pháp (diễn ra tronghai ngày 11 và ngày 18.6 tới).

Ông Macron đã lệnh cho toàn bộ thành viên chính phủ thể hiện tinh thần đoàn kết vững mạnh trước thềm các vòng bầu cử trên. Ông đang cần có thế đa số rõ ràng trong Quốc hội, nhằm thúc đẩy chương trình cải tổ của ông.

Thủ tướng Edouard Philippe bảo vệ Ferrand, nói ông sẽ vẫn là Bộ trưởng, và chỉ khi nào một bộ trưởng bị buộc tội chính thức thì mới phải từ chức.

Người phát ngôn chính phủ Christophe Castaner nói vụ Ferrand xảy ra không đúng lúc, nhưng sẽ không có chuyện ông từ chức.

Việc mở cuộc điều tra sơ bộ xảy ra một tuần sau khi công tố viên thành phố cảng Brest tuyên bố: không có chứng cứ ông Ferrand vi phạm pháp luật, và họ từ chối điều tra.

Ngày 1.6, công tố viên Eric Mathais giải thích ông đổi ý vì có nhiều cáo buộc hơn trên mặt báo.

Trung Trực (theo Guardian)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chống chuyện ‘chỉ tuyển người nhà’