Trong 9 tháng đầu năm 2021 có gần 13.000 doanh nghiệp đóng cửa do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhưng hiện mới có gần 8.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trở lại, chiếm hơn 60%.

TP.HCM chỉ có hơn 60% doanh nghiệp trở lại hoạt động

Hồ Quang | 04/11/2021, 20:48

Trong 9 tháng đầu năm 2021 có gần 13.000 doanh nghiệp đóng cửa do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhưng hiện mới có gần 8.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trở lại, chiếm hơn 60%.

Tại buổi họp báo thông tin về tình hình dịch bệnh COVID-19 vào chiều 4.11, ông Nguyễn Nguyên Phương – Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2021 có 12.860 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Tuy nhiên, đến ngày 1.11, chỉ mới có 7.872 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trở lại với 401.830 lao động. Như vậy, số doanh nghiệp đăng ký hoạt động trở lại so với số doanh nghiệp đóng cửa chỉ chiếm 61,21%.

tphcm-chi-co-hn-60-doanh-nghiep-tro-lai-hoat-dong-hinh-anh(1).png
Doanh nghiệp tại TP.HCM trở lại hoạt động sau dịch COVID-19 - Ảnh: PV

Đánh giá về tình hình phục hồi sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM, ông Phương cho rằng nền kinh tế TP đã có dấu hiệu phục hồi trở lại.

Theo đó, lượng hàng hóa cung ứng cho TP tiếp tục tăng lên, đạt xấp xỉ 6.500 tấn/ngày, thấp hơn so với bình thường khoảng 1.000 tấn/ngày, nhưng tăng hơn nhiều so với thời điểm xảy ra dịch.

Hiện nay số lượng các chợ truyền thống hoạt động trở lại tăng cao, có 150/234 chợ.

Trong khi đó, tốc độ bán lẻ trong 3 tháng gần đây lần lượt là tháng 8: âm 71,72%, tháng 9: âm 60,40%, tháng 10: âm 40,50%; chỉ số cải cách công nghiệp trong tháng 8: âm 90,49%, tháng 9: âm 56%, tháng 10: âm 43%.

“Điều đó có nghĩa rằng trong tình hình khó khăn, tốc độ có xu hướng giảm, nhưng thời gian sau này , tốc độ giảm càng chậm lại. Đây là dấu hiệu cho thấy, kinh tế TP đã có sự phục hồi trở lại, các khó khăn đã từng bước được các doanh nghiệp khắc phục”, ông Phương nhấn mạnh.

Tuy nhiên, ông Phương cũng thừa nhận rằng, hiện nay các doanh nghiệp vừa sản xuất, vừa phải đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch nên gặp khó khăn hơn so với bình thường. Tùy theo doanh nghiệp, có doanh nghiệp đáp ứng được tất cả, nhưng cũng có một số doanh nghiệp gặp đôi chút khó khăn.

Theo ông Nguyễn Văn Lâm – Phó giám đốc Sở lao động Thương binh – Xã hội TP.HCM, hiện nhu cầu nhân lực của TP ở lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là 41 chỗ, chiếm 0,1%; khu vực công nghiệp và xây dựng là 8.191 chỗ, chiếm 19,8%; khu vực thương mại dịch vụ là 33.138 chỗ, chiếm 80,1%.

Trước nhu cầu về nguồn nhân lực trên, ông Lâm cho biết, vừa qua TP đã thực hiện sàn giao dịch lao động trực tuyến có 180 đơn vị sử dụng lao động tham gia với khoảng 31.000 vị trí gồm: cung ứng tài chính; bảo hiểm; sản xuất , bảo trì, vận hành; kỹ sư thủy sản; lao động phổ thông…

Nguồn lao động của TP chuẩn bị để đáp ứng nhu cầu phục hồi sản xuất có từ nhiều nguồn, trong đó có lực lượng lao động tại các trung tâm dịch vụ việc làm đã có sẵn để đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp. “Tôi tin thị trường lao động từ nay đến cuối năm diễn ra ổn định, góp phần phục hồi sản xuất của nền kinh tế TP”, ông Lâm khẳng định.

Bài liên quan
Báo chí TP.HCM cần bắt kịp chuyển đổi số, không để tụt hậu so với nền tảng mạng xã hội
Chiều 19.4, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết công tác báo chí, xuất bản năm 2023, phương hướng và nhiệm vụ năm 2024.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
22 phút trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM chỉ có hơn 60% doanh nghiệp trở lại hoạt động