Trong lúc đang thi công công trình, đến đoạn thi công cọc nhồi thì một nam thanh niên thợ hồ bị cọc nhồi bê tông ép vào bụng khiến nạn nhân bị vỡ tá tràng, dập tụy... rơi vào tình trạng nguy kịch, phải chuyển đến bệnh viện cấp cứu khẩn cấp.

TP.HCM: Đang thi công, một thợ hồ bị cọc nhồi bê tông đè dập tụy

Hồ Quang | 20/06/2017, 16:29

Trong lúc đang thi công công trình, đến đoạn thi công cọc nhồi thì một nam thanh niên thợ hồ bị cọc nhồi bê tông ép vào bụng khiến nạn nhân bị vỡ tá tràng, dập tụy... rơi vào tình trạng nguy kịch, phải chuyển đến bệnh viện cấp cứu khẩn cấp.

Bệnh viện quận Thủ Đức, TP.HCM cho biết, bệnh nhân Nguyễn Tành C.(33 tuổi) nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, bụng phản ứng, gồng cứng.Qua điều tra bệnh sử cho thấy nam thanh niên này làm thợ hồ.Trong quá trình thi công cọc nhồi bê tông thì bị cọc nhồi này épvào bụng.

Ngay sau khi nhập viện, bệnh nhân nhanh chóng được các bác sĩ cấp cứu thăm khám và cho thực hiện các xét nghiệm huyết học, sinh hóa, siêu âm, chụp CT-Scanner. Bệnh nhân được chẩn đoán là viêm phúc mạc toàn thể do vỡ tạng rỗng sau chấn thương bụng kín. Các bác sĩ quyết định phẫu thuật để cứu bệnh nhân thoát khỏinguy cơ tử vong.

Bác sĩ Mai Hóa - Trưởng khoa ngoại Tổng quát (người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân C.) - cho biết trong quá trình mổ, các bác sĩ phát hiện bụng của bệnh nhân có nhiều dịch đục tập trung ở dưới gan ngay góc phải của đại tràng, xung quanh tá tràng phù mọng màu tím xanh, có nhiều dịch mật lẫn máu bầm tím, tá tràng bị dập đứtđôi đoạn chỗ nối D2-D3, đầu tụy bị dập nát.

Các bác sĩ đã tiến hành rửa hút sạch dịch ổ bụng, phẫu tích cắt lọc tổ chức dập nát, khâu kín đầu dưới D3 tá tràng, nối D2 tá tràng với hổng tràng kiểu Roux-en-Y, đặt dẫn lưu tá tràng D2 qua dạ dày ra da để hút ngắt quãng.

“Đến chiều 20.6,bệnh nhân C. đã ổn định và được chuyển lên khoa ngoại tổng quát để tiếp tục điều trị. Nếu không có gì thay đổi bất thường, bệnh nhân sẽ được xuất viện trong vài ngày tới”, bác sĩ Hóa cho hay.

Theo bác sĩ Hóa, vỡtá tràng là một bệnh lý ít gặp trong chấn thương bụng kín với tỷ lệ khoảng 3-5%. Tổn thương tá tràng được biết đến từ thập niên 20 của thế kỷ 19 nhưng chưa thể chẩn đoán sớm và điều trị triệt để.

Đến những thập kỷ gần đây, nhờ vào sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và y học, đặc biệt là những phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhưsiêu âm, CT-Scaner, MRI… căn bệnh này mới được phát hiện sớm. Tuy nhiên, hiện tỷ lệ biến chứng sau mổ và tử vong đối với bệnh nhân vỡ tá tràng là khá cao. Trong đó tỷ lệ biến chứng sau mổ lên đến 46,6%, còn tỷ lệ tử vong là 12,8%.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Đang thi công, một thợ hồ bị cọc nhồi bê tông đè dập tụy