Theo đề xuất của Sở Quy hoạch - Kiến trúc, UBND TP.HCM đã chấp thuận điều chỉnh quy hoạch các khu giáo dục đào tạo đại học tập trung trên địa bàn thành phố với cơ cấu sử dụng đất phù hợp, nhu cầu thực hiện theo hướng xã hội hóa.

TP.HCM điều chỉnh quy hoạch nhiều khu đại học, kiếm nhà đầu tư mới

Phan Diệu | 13/09/2018, 17:41

Theo đề xuất của Sở Quy hoạch - Kiến trúc, UBND TP.HCM đã chấp thuận điều chỉnh quy hoạch các khu giáo dục đào tạo đại học tập trung trên địa bàn thành phố với cơ cấu sử dụng đất phù hợp, nhu cầu thực hiện theo hướng xã hội hóa.

Chính quyền thành phố yêu cầu các khu đào tạo đại học phảicó cơ chế, chính sách hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, nhằm chấm dứt tình trạng chậm triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn. Việc này không gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân trong khu vực quy hoạch.

Sở Quy hoạch - Kiến trúcđược giaorà soát các khu vực đã có quy hoạch các khu đại học tập trung để mời gọi các nhà đầu tư có năng lực, tham gia nghiên cứu tổ chức và góp ý điều chỉnh các quy hoạch phân khu trên đảm bảo hiệu quả giáo dục, hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp đầu tư.

Đồng thời, cơ quan này cần nghiên cứu bổ sung các chức năng hỗ trợ cho khu đại học tập trung như: chức năng ở cho sinh viên, dịch vụ đô thị... hình thành các khu, cụm đô thị - đại học với sự tương tác hỗ trợ nhau, chia sẻ tiện ích công cộng giữa đô thị và đại học.

Sở Kế hoạch - Đầu tưsẽhướng dẫn các nhà đầu tư nghiên cứu, lập hồ sơ đề xuất dự án và giải pháp thực hiện, để đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư có năng lực tài chính, kinh nghiệm trên lĩnh vực này. Đặc biệt, ưu tiên các trường đã có chủ trương của cấp có thẩm quyền, được bố trí tại khu vực quy hoạch. Đối với các trường chậm triển khai, không xây dựng lộ trình, kế hoạch hoặc không đảm bảo nguồn lực thực hiện dự án sẽ được đề xuất thay thế các trường khác có nhu cầu cấp bách.

Đối với khu giáo dục đào tạo đại học Long Phước, phường Long Phước, quận 9, UBND TP.HCM yêu cầu nội dung điều chỉnh quy hoạch cần gắn với yêu cầu, mục tiêu phát triển theo cấu trúc đô thị phù hợp mô hình một đô thị sáng tạo, giáo dục đào tạo kết hợp khoa học - công nghệ tại khu vực phía đông thành phố.

Được biết, từ năm 2010, Thủ tướng ban hành quyết định số 24 phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng TP.HCM đến năm 2025. Quyết định số 24 đã được cụ thể bởi các đồ án quy hoạch phân khu xây dựng, trong đó xác định các khu đại học tập trung. Cụ thể là khu Đại học Quốc gia TP.HCM với diện tích hơn 643 ha tại quận Thủ Đức; khu đại học tập trung Long Phước, quận 9 với hơn 172 ha; khu đại học Long Thới, huyện Nhà Bè là 151 ha và khu đại học Hưng Long, huyện Bình Chánh.

Theo định hướng, các khu đô thị đại học này đều được vận dụng mô hình từ các nước trên thế giới, được xây dựng tập trung nhiều đại học thành viên, kết nối như một quần thể có chung hạ tầng kỹ thuật, giao thông, dịch vụ với mục tiêu là xây dựng mô hình đào tạo đạt chất lượng tầm cỡ khu vực và quốc tế.

Tuy nhiên, hiện nay các trường đã có chủ trương đầu tư xây dựng cơ sở tại các khu quy hoạch nhưng vẫn chưa triển khai thực hiện, đất đai tại khu vực bị hoang hóa, thiếu hiệu quả, ảnh hưởng đến chiến lược phát triển đô thị của TP.HCM.

Trước tình trạng này, hồi tháng 4, Sở Quy hoạch – Kiến trúc đã kiến nghị UBND TP.HCM giao cho Sở chủ trì, phối hợp các quận huyện, các sở ngành liên quan rà soát quy hoạch, mời gọi nhà đầu tư có năng lực tham gia nghiên cứu tổ chức và điều chỉnh quy hoạch. Cơ quan này nói rằng mô hình này đã triển khai thành công tại nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Singapore… nên có thể nghiên cứu, rà soát vận dụng một cách phù hợp trong bối cảnh hiện nay của TP.HCM.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM điều chỉnh quy hoạch nhiều khu đại học, kiếm nhà đầu tư mới