Để tiến tới thích ứng an toàn, linh hoạt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 theo tinh thần của Nghị quyết 128, TP.HCM đã đưa ra 4 kịch bản dịch bệnh có thể xảy ra và phương án xử lý của từng tình huống trên.

TP.HCM đưa ra 4 kịch bản phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới

Hồ Quang | 25/10/2021, 17:42

Để tiến tới thích ứng an toàn, linh hoạt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 theo tinh thần của Nghị quyết 128, TP.HCM đã đưa ra 4 kịch bản dịch bệnh có thể xảy ra và phương án xử lý của từng tình huống trên.

Tại cuộc họp báo thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP.HCM vào chiều 25.10, ông Phạm Đức Hải – Phó Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP cho biết, tính đến 18 giờ ngày 24.10, TP có 425.674 trường hợp mắc được Bộ Y tế công bố, bao gồm 425.162 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 512 trường hợp nhập cảnh.

Trong ngày 24.10, số bệnh nhân COVID-19 tử vong là 40 người, nâng tổng số bệnh nhân tử vong từ đầu năm đến nay lên 16.514 người.

tphcm-dua-ra-4-kich-ban-phong-chong-dich-covid19-trong-tinh-hinh-moi-hinh-anh(1).png
Hoạt động phòng chống dịch COVID-19 tại TP.HCM - Ảnh: PV 

Số bệnh nhân COVID-19 điều trị trong các ngày gần đây liên tục giảm. Cụ thể, ngày 20.10 số ca điều trị là 11.516, đến ngày 21.10: 11.329, ngày 22.10:11.204, ngày 23.10:10.969, ngày 24.10:10.996. Đặc biệt số ca nặng phải thở máy cũng giảm liên tục, nếu như ngày 20.10 là 333 ca, đến ngày 21.10: 318, ngày 22.10: 296, ngày 23.10: 291, ngày 24.10: 286.

TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu - Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, hiện nay số ca mắc COVID-19 mới tại TP có giảm. Số ca mắc hiện nay của TP là 73,5/100.000 dân/tuần, tương ứng với nguy cơ dịch cấp độ 2 ( cấp độ trung bình).

Ông Châu cho rằng, nếu chỉ dựa vào số ca mắc mới/100.000 dân/tuần là 73,5/ 100.000 dân/tuần thì nguy cơ dịch ở TP là cấp độ 3 (nguy cơ cao). Tuy nhiên, do tỷ lệ người dân từ 18 tuổi trở lên tiêm vắc xin mũi 1 ở TP rất cao lên đến 99% , và người từ 65 tuổi trở lên tiêm đủ liều lên đến 91% nên theo tiêu chí trong Nghị quyết 128, TP ở nguy cơ cấp độ 2.

“Nói như thế để thấy rằng, dù TP đang có cấp độ 2, số ca mắc có xu hướng giảm, nhưng số ca mắc vẫn còn ở cấp độ 3 nên công tác kiểm soát dịch bệnh và ứng phó của ngành y tế vẫn ở cấp độ 3. Do đó, chúng ta phải cực kỳ thận trọng trong thời điểm hiện nay”, ông Châu nói.

Cũng theo ông Châu, cuối tháng 10.2021, TP hoàn toàn tự lực trong việc phòng chống dịch bệnh, khi các lực lượng y tế Trung ương và các địa phương hỗ trợ đã rút đi. Người dân không được chủ quan, nếu chủ quan, không thực hiện 5K thì nguy cơ ca mắc sẽ tăng lên gây khó khăn cho ngành y tế.

Về công tác thu dung và điều trị COVID-19 trong thời gian tới, ông Châu cho biết Sở Y tế TP đã đưa 4 kịch bản tương ứng với số ca mắc mới/100.000 dân/tuần.

Theo đó, tình huống 1: Nếu tình hình dịch COVID-19 tại thành phố được kiểm soát tốt, số ca mắc mới tương ứng mức độ 1. Lúc này các trường hợp F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ sẽ được điều trị tại nhà, do các trạm y tế phường, xã, thị trấn chăm sóc và quản lý; các trường hợp cần nhập viện điều trị sẽ được tiếp nhận bởi Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 ba tầng – số 16, khoa COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, Bệnh viện Từ Dũ để điều trị người mắc COVID-19 với 2.000 giường (trong đó có 1.040 giường oxy và 360 giường ICU), 120 giường cho trẻ em và 60 giường cho phụ nữ mang thai).

Tình huống 2: Tình hình dịch COVID-19 tại thành phố được kiểm soát, số ca mắc mới tương ứng mức độ dịch 2. Trong tình huống này, các F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ sẽ được điều trị tại nhà, do các trạm y tế phường, xã, thị trấn chăm sóc và quản lý. Các trường hợp F0 cần nhập viện điều trị sẽ được tiếp nhận (tùy theo mức độ nặng) bởi 2 bệnh viện dã chiến thành phố (dã chiến thu dung điều trị COVID-19 ba tầng - số 13 và số 16), các bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 quận, huyện; khoa COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, 2 bệnh viện chuyên khoa nhi (Nhi đồng Thành phố, Nhi đồng 2); 2 bệnh viện chuyên khoa sản (Từ Dũ, Hùng Vương); tổng số giường: 11.623 giường (trong đó có 3.815 giường oxy và 803 giường ICU; 180 giường cho trẻ em và 120 giường cho phụ nữ mang thai).

Tình huống 3:Tình hình dịch COVID-19 tại TP cơ bản được kiểm soát, số ca mắc mới tương ứng mức độ 3.

Ở tình huống này, các F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ sẽ được điều trị tại nhà, do các trạm y tế lưu động chăm sóc và quản lý. Mỗi trạm y tế lưu động quản lý 50-100 F0, do đó cần thành lập thêm 135 trạm y tế lưu động trên địa bàn thành phố.

Công tác thu dung điều trị tại bệnh viện do 3 bệnh viện dã chiến thành phố (dã chiến thu dung điều trị COVID-19 ba tầng - số 13, số 14, số 16); bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 quận, huyện; 3 bệnh viện hồi sức COVID-19 (Chợ Rẫy, Quân y 175, Bệnh nhiệt đới); 3 bệnh viện chuyên khoa nhi (Nhi đồng Thành phố, Nhi đồng 2, Nhi đồng 1) và 2 bệnh viện chuyên khoa sản (Từ Dũ, Hùng Vương); tổng cộng đạt 11.623 giường (trong đó có 3.815 giường oxy và 803 giường ICU, 180 giường cho trẻ em và 120 giường cho phụ nữ mang thai.)

Tình huống 4: Tình hình dịch COVID-19 tại thành phố bùng phát trở lại, số ca mắc mới tương ứng mức độ 4. Lúc này các F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ sẽ được điều trị tại nhà, do các trạm y tế lưu động chăm sóc và quản lý. Căn cứ vào số F0 cách ly tại nhà mà các phường, xã, thị trấn thành lập thêm các tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng để hỗ trợ trạm y tế và trạm y tế lưu động chăm sóc và quản lý F0, mỗi tổ phụ trách 20-50 F0.

Đối với F0 có bệnh lý nền không ổn định sẽ chăm sóc tại bệnh viện dã chiến thành phố và quận, huyện. Ngoài các bệnh viện dã chiến thành phố và quận, huyện sẵn có; mỗi quận, huyện phải đảm bảo có một bệnh viện dã chiến 300-500 giường. Đối với F0 nặng, nguy kịch sẽ được chăm sóc và điều trị tại 03 bệnh viện dã chiến thành phố, khoa/đơn vị COVID-19 của các bệnh viện và 3 bệnh viện hồi sức COVID-19. Ước tính có khoảng 16.000 – 19.000 giường điều trị COVID-19 (bao gồm 6.500 giường oxy và 2.000 giường ICU).

Bài liên quan
TP.HCM họp mặt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Ngày 24.4, Thành ủy TP.HCM tổ chức chương trình họp mặt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 – 7.5.2024) và 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2024).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Người Việt có gien về KH-CN, là lợi thế để phát triển ngành bán dẫn
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho hay Việt Nam có nhiều lợi thế về công nghiệp bán dẫn, trong đó đáng chú ý là người Việt có gien về khoa học công nghệ. Lợi thế này không kém gì lợi thế về địa chính trị.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM đưa ra 4 kịch bản phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới