Liên tiếp trong nhiều ngày qua, TP.HCM đồng loạt thực hiện nhiều cuộc thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm tại các chợ, siêu thị, cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm… trên địa bàn nhằm "diệt” các thực phẩm bẩn, độc hại, thực phẩm không rõ nguồn gốc.

TP.HCM: Mở chiến dịch “diệt” thực phẩm bẩn trong dịp Tết Tân Sửu 2021

Hồ Quang | 23/01/2021, 18:15

Liên tiếp trong nhiều ngày qua, TP.HCM đồng loạt thực hiện nhiều cuộc thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm tại các chợ, siêu thị, cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm… trên địa bàn nhằm "diệt” các thực phẩm bẩn, độc hại, thực phẩm không rõ nguồn gốc.

20 đoàn kiểm tra đã vào cuộc

Hàng năm, cứ đến dịp Tết, nhu cầu cung ứng thực phẩm tăng cao, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm lợi dụng điều này đã tuồn ra ngoài thị trường những thực phẩm kém chất lượng, thậm chí thực phẩm bẩn để trục lợi. Hiểu được điều này, ngay trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 này, Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM đã phối hợp với các địa phương lập 20 đoàn kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại các chợ, siêu thị, cửa hàng kinh doanh ăn uống, cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm…

tphc-mo-chien-dich-diet-thuc-phamban-trong-dip-tet-tan-suu-2021-hinh-anh(1).jpg
Bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM (phải) đi kiểm tra công tác an toàn thực phẩm phục vụ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 - Ảnh: PV

Trong những ngày qua, các đội này đã hoạt động một cách rất khẩn trương, lùng sục để phát hiện những nơi ẩn náu thực phẩm bẩn, thực phẩm không an toàn. Hàng loạt cuộc kiểm tra và đột kích bất ngờ đã diễn ra.

Mới đây nhất, cuộc đột kích vào một cơ sở kinh doanh thực phẩm tại số 89 Đường số 3, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TP.HCM đã phát hiện gần 6 tấn thịt gia súc, gia cầm, thủy sản và các phụ phẩm động vật không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc chuẩn bị đưa ra thị trường phục vụ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.

Tại thời điểm kiểm tra, Đội 6 (quận Bình Tân – Tân Phú – Tân Bình) của Ban quản lý An toàn thực phẩm TP đã phát hiện lô hàng 5.594kg thịt gia súc, gia cầm, thủy sản và các phụ phẩm động vật không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ; trong đó có 4.400kg lá lách bò, 760kg trứng gà non, 342kg thịt heo, 42kg sụn gà, 50kg cá thác lác.

Theo chủ cơ sở cơ sở trên, lô hàng này được thu mua từ nhiều địa phương (Hà Nội, Nha Trang...) nên không có hóa đơn, chứng từ.

Lực lượng chức năng đã tiến hành cho tiêu hủy toàn bộ số thực phẩm trên; đồng thời ra quyết định xử phạt 90 triệu đồng đối với cơ sở này về hành vi kinh doanh thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ.

An toàn phẩm đã được cải thiện hơn

Theo Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM, ước tính mỗi ngày TP tiêu thụ khoảng 2.000 tấn gạo, 600 tấn thịt lợn, 360 tấn thịt gia cầm, 2,7 triệu quả trứng gà/vịt, khoảng 5.500 tấn rau củ quả và khoảng 360 tấn thủy hải sản… Dịp cận Tết, mức tiêu thụ có thể tăng hơn 20%. Trong khi đó, nguồn thực phẩm TP tự cung ứng chỉ khoảng 15% tổng nhu cầu, còn lại được cung ứng từ các địa phương khác và nhập khẩu từ nước ngoài.

Do đó, việc giám sát chặt chẽ về an toàn thực phẩm tại các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện ích là rất cần thiết, vì một nguồn lớn thực phẩm từ các địa phương khác đổ về TP.

Ngay từ trung tuần tháng 1.2021, lực lượng chức năng của Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM cũng đã tiến hành kiểm tra, giám sát mạng lưới cung ứng thực phẩm tại chợ đầu mối Bình Điền, hệ thống Bách Hóa Xanh, chợ Phạm Văn Hai, chợ An Đông…

Qua kiểm tra bước đầu cho thấy, sức mua trong những ngày giáp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 này tại cơ sở trên chưa cao, nhất là các chợ truyền thống. Việc chấp hành về an toàn thực phẩm tại các cơ sở kiểm tra cho có chiều hướng tích cực hơn.

Theo đánh giá của bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM, tình hình các cơ sở phân phối thực phẩm phục phụ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đã có những cải thiện tốt hơn, nhất là về nguồn gốc thực phẩm và kết quả lấy mẫu kiểm nghiệm.

Tuy nhiên, bà Lan lo lắng về tình trạng chợ tự phát, vỉa hè rất phức tạp. Do đó, trong thời gian tới phải hết sức cảnh giác vấn đề an toàn thực phẩm ở những nơi này. “Những ngày cận Tết nhu cầu thực phẩm tăng cao nên vấn đề thắt chặt kiểm soát thực phẩm bẩn phải được đặt ra nên đơn vị đã phối hợp các địa phương rốt ráo thực hiện. Thực tế cho thấy, dịp cận Tết các đội đã phát hiện nhiều vi phạm tại một số cơ sở kinh doanh thực phẩm. Mục tiêu lớn nhất của chúng tôi là người tiêu dùng tiếp cận thực phẩm có đầy đủ chứng từ, nguồn gốc, xuất xứ”, bà Lan chia sẻ.

Cũng theo bà Lan việc thực hiện chiến dịch “diệt” thực phẩm bẩn, đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết này sẽ còn tiếp tục được thực hiện từ nay đến tận giao thừa. Theo đó, mạng lưới chợ truyền thống, các đơn vị phân phối thực phẩm tập trung dạng chuỗi, đại siêu thị... sẽ là những ưu tiên của chiến dịch này.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Mở chiến dịch “diệt” thực phẩm bẩn trong dịp Tết Tân Sửu 2021