TP.HCM tiếp tục đẩy mạnh đầu tư mở rộng mạng lưới camera giám sát giao thông trên địa bàn, triển khai việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

TP.HCM muốn dùng AI để xử phạt vi phạm giao thông

Tú Viên | 10/04/2021, 10:22

TP.HCM tiếp tục đẩy mạnh đầu tư mở rộng mạng lưới camera giám sát giao thông trên địa bàn, triển khai việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc Sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) Quý 1, nhiệm vụ công tác Quý 2/2021 diễn ra ngày 9.4, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đã nói về áp dụng khoa học công nghệ trong việc giải quyết bài toán giao thông của TP.HCM.

Theo ông Dương Anh Đức, TP.HCM xác định liên quan về phát triển hệ thống giao thông thông minh (ITS) trên nền tảng ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại được xem là một trong những giải pháp đột phá trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông và giải quyết bài toán giao thông tại TP.HCM.

den-giao-thong1.jpeg
TP.HCM tiếp tục đẩy mạnh đầu tư mở rộng mạng lưới camera giám sát giao thông trên địa bàn-Ảnh: Internet

Hiện hệ thống 857 camera giám sát giao thông trên địa bàn TP.HCM được kết nối tập trung về Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị kịp thời ghi nhận tình hình giao thông tại các nút giao thông (các nút giao thông trọng điểm, các vị trí thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông) nên các sự cố về giao thông được xử lý nhanh. Bên cạnh đó, hệ thống điều khiển đèn tín hiệu giao thông linh hoạt được triển khai trong phạm vi 36 km² khu vực trung tâm thành phố, tự động điều khiển khi phương tiện ùn ứ.

Đồng thời, TP.HCM tiếp tục đẩy mạnh đầu tư mở rộng mạng lưới camera giám sát giao thông trên địa bàn, triển khai việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (thông qua việc sử dụng hệ thống camera giám sát, hệ thống kiểm soát tốc độ, cân tự động, dữ liệu giám sát hành trình...). TP.HCM cũng đã triển khai ghi hình, thu thập dữ liệu phục vụ việc xử phạt qua hình ảnh các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông; kiểm soát tốc độ các trục đường chính, đường vành đai, khu vực đầu mối.

TP.HCM tiếp tục nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý điều hành giao thông đô thị, trong đó có việc thu phí. Hiện, TP.HCM tập trung nghiên cứu triển khai thu phí ô tô vào khu vực trung tâm thành phố để hạn chế ùn tắc giao thông; ban hành khung kiến trúc vé điện tử cho hệ thống giao thông công cộng trên địa bàn TP.

Ngoài ra, TP phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục đăng kiểm để chia sẻ toàn bộ các dữ liệu ngành giao thông vận tải (dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của ô tô, dữ liệu đăng kiểm và các dữ liệu khác có liên quan) phục vụ việc liên thông dữ liệu giữa các ngành, các lĩnh vực của Trung ương với TP.HCM.

Do lực lượng CSGT tại TP.HCM còn mỏng, ông Dương Anh Đức kiến nghị Chính phủ cho phép TP.HCM cơ chế thí điểm “xử phạt nguội” đối với một số hành vi vi phạm. Cụ thể, phạt nguội các hành vi vi phạm tải trọng của phương tiện, tải trọng của cầu, đường thông qua trạm kiểm tra tải trọng xe tự động theo hướng tập trung vào xử phạt đối với đối tượng là chủ phương tiện (trường hợp xác định được người điều khiển phương tiện không phải là chủ phương tiện thì xử phạt thêm đối tượng là người điều khiển phương tiện) và không yêu cầu hạ phần hàng quá tải tại nơi phát hiện vi phạm (đối với hình thức “xử phạt nguội”).

Phạt nguội ô tô kinh doanh vận tải thông qua hệ thống camera ghi hình và cơ sở dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình ô tô kinh doanh vận tải. Các hành vi vi phạm bao gồm: ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, kinh doanh vận tải khách du lịch thực hiện quá 30% tổng số chuyến xe có điểm đầu trùng lặp và điểm cuối trùng lặp trong một tháng; ô tô kinh doanh vận tải dừng, đỗ xe đón trả khách không đúng nơi quy định; ô tô kinh doanh vận tải lưu thông vào khu vực đường cấm, giờ cấm, lưu thông không đúng lộ trình được cấp phép.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
8 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM muốn dùng AI để xử phạt vi phạm giao thông