Theo UBND TP.HCM các phần mềm lý lịch tư pháp và phần mềm hộ tịch được sử dụng trong dịch vụ công trực tuyến đều do Bộ Tư pháp quản lý và điều hành thống nhất trên cả nước, Sở Tư pháp các địa phương chỉ là người sử dụng nên hạn chế tính chủ động.

TP.HCM: Phần mềm của Bộ Tư pháp làm hạn chế tính chủ động

Tú Viên | 26/06/2021, 12:06

Theo UBND TP.HCM các phần mềm lý lịch tư pháp và phần mềm hộ tịch được sử dụng trong dịch vụ công trực tuyến đều do Bộ Tư pháp quản lý và điều hành thống nhất trên cả nước, Sở Tư pháp các địa phương chỉ là người sử dụng nên hạn chế tính chủ động.

UBND TP.HCM vừa báo cáo công tác cải cách hành chính (CCHC) 6 tháng đầu năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021.

Trong 6 tháng đầu năm, TP.HCM tiếp tục xây dựng, kiểm soát chất lượng quy trình nội bộ. Tính đến ngày 15.6, TP đã phê duyệt 1.057 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính (TTHC). TP.HCM thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC theo Nghị định số 61/NĐ-CP, TP tiếp tục quy trình vận hành Cổng dịch vụ công TP, hệ thống một cửa điện tử gắn với đánh giá hài lòng việc giải quyết TTHC đối với 44 TTHC của 6 sở, 1 cơ quan ngành dọc, 5 quận - huyện, 9 phường - xã - thị trấn.

Trong 6 tháng qua, tổng số hồ sơ các sở - ban - ngành, UBND cấp huyện, cấp xã nhận giải quyết là 3.866.942 hồ sơ, đã giải quyết 3.836.301 hồ sơ, đang giải quyết 38.448 hồ sơ. Hiện nay, tổng số dịch vụ công trực tuyến (tính đến tháng 3.2021) là 825/1.809 TTHC đạt tỷ lệ 45,60%. Trong đó, về triển khai dịch vụ công mức độ 3, số hồ sơ tiếp nhận trực tuyến/tổng số hồ sơ tiếp nhận của thủ tục có dịch vụ công trực tuyến là 538.549/2.742.723 (đạt tỷ lệ 19,63%, cùng kỳ năm trước đạt tỷ lệ 10,91%). Về triển khai dịch vụ công mức độ 4, số hồ sơ tiếp nhận trực tuyến/tổng số hồ sơ tiếp nhận của thủ tục có dịch vụ công trực tuyến là 90.493/254.784 (đạt tỷ lệ 36%, cùng kỳ năm trước đạt tỷ lệ 32,74%).

Đồng thời, trong 6 tháng, tổng hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng là 108.832 hồ sơ, chiếm 91,28% tổng số hồ sơ tiếp nhận. Trong đó, tổng hồ sơ trực tuyến mức độ 4 có 103.719 hồ sơ, chiếm 86,99% tổng số hồ sơ tiếp nhận.

Tuy nhiên, theo UBND TP.HCM các phần mềm lý lịch tư pháp và phần mềm hộ tịch được sử dụng trong dịch vụ công trực tuyến đều do Bộ Tư pháp quản lý và điều hành thống nhất trên cả nước, Sở Tư pháp các địa phương chỉ là người sử dụng nên hạn chế tính chủ động của Sở Tư pháp trong các vấn đề liên quan đến kỹ thuật của phần mềm như việc kết nối, tích hợp phần mềm vào cổng dịch vụ công TP còn chậm.

Cùng với đó, do thực hiện giãn cách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo Chỉ thị số 15/CT-TTg, Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ nên các TTHC yêu cầu phải kiểm tra thực tế trước khi giải quyết kết quả chưa thực hiện được (trong lĩnh vực liên quan đến an sinh - xã hội quan trọng như an toàn thực phẩm, công thương, y tế, nông nghiệp…) nên ảnh hưởng đến thời hạn giải quyết yêu cầu của cá nhân, doanh nghiệp.

Vì vậy, TP.HCM kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục cải thiện, nâng cao chất lượng, bổ sung chức năng cho Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nhằm đảm bảo tối đa tiện ích cho cá nhân, doanh nghiệp cũng như Sở Kế hoạch và Đầu tư để nâng cao chất lượng thực hiện các dịch vụ trực tuyến theo hướng hiệu quả và tiết kiệm thời gian, công sức hơn nữa, đáp ứng nhu cầu của tổ chức, công dân và cán bộ, công chức trong quá trình tác nghiệp.

TP.HCM kiến nghị Bộ Nội vụ phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, hướng dẫn cách thức về giải quyết các loại và nhóm TTHC yêu cầu phải kiểm tra thực tế trước khi tiếp tục giải quyết hồ sơ, để không ảnh hưởng đến quyền lợi của cá nhân, doanh nghiệp.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
9 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Phần mềm của Bộ Tư pháp làm hạn chế tính chủ động