Đường vành đai 3 qua địa phận TP. Thủ Đức (TP.HCM) ảnh hưởng tới 587 trường hợp, nhưng đến nay chỉ mới có 286 trường hợp bàn giao mặt bằng với tổng diện tích bàn giao hơn 89 ha.

TP.HCM: Vì sao dự án đường vành đai 3 địa phận Thủ Đức bị chậm tiến độ?

Hồ Quang | 09/11/2023, 19:40

Đường vành đai 3 qua địa phận TP. Thủ Đức (TP.HCM) ảnh hưởng tới 587 trường hợp, nhưng đến nay chỉ mới có 286 trường hợp bàn giao mặt bằng với tổng diện tích bàn giao hơn 89 ha.

Chia sẻ với báo chí tình hình giải phóng mặt bằng đường vành đai 3 tại TP. Thủ Đức (TP.HCM) chậm so với các quận huyện, địa phương khác, chiều 9.11, ông Võ Trí Dũng - Trưởng Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng, UBND TP. Thủ Đức cho biết việc bồi thường giải phóng mặt bằng tuyến đường vành đai 3 qua địa bàn đang gặp rất nhiều khó khăn.

tphcm-vi-sao-du-an-duong-vanh-dai-3-dia-phan-thu-duc-bi-cham-tien-do-hinh-anh(1).png
Ông Võ Trí Dũng - Trưởng Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng, UBND TP. Thủ Đức chia sẻ với báo chí về tình hình chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng của Dự án đường vành đai 3 - Ảnh: PV

“Việc giải phóng mặt bằng ở địa phương bị chậm là do số lượng hồ sơ của TP.Thủ Đức rất lớn (gần 600 hồ sơ) với diện tích thu hồi gần 100 ha. Diện tích thu hồi chủ yếu là đất ở và đất nông nghiệp có nhà, ít trường hợp đất thuần nông nghiệp”, ông Dũng lý giải.

Mặt khác, theo ông Dũng đường vành đai 3 đi qua các tuyến đường lớn của TP.Thủ Đức nên đang có tình trạng người dân không đồng ý giá trên cơ sở so sánh giá với các địa phương khác dẫn đến công tác vận động chấp hành giao mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn.

Tuyến đường vành đai 3 đi qua địa bàn TP. Thủ Đức có 2/3 số lượng hồ sơ là nhà ở, đất ở nên việc thu thập pháp lý, xác minh, xác nhận nguồn gốc mất nhiều thời gian hơn đối với hồ sơ đất nông nghiệp (so với các địa phương khác). Đặc biệt, phần lớn các hộ nhận chuyển nhượng đất bằng giấy tay, chuyển mục đích thành đất phi nông nghiệp sau thời điểm quy định của pháp luật. Những hộ dân này không đồng ý bồi thường theo đơn giá đất nông nghiệp, khiến thành phố gặp rất nhiều khó khăn trong công tác vận động.

“Một số trường hợp có đất nông nghiệp mặt tiền đường lớn (có tên trong bảng giá đất) và đất nông nghiệp trong khuôn viên đất ở chưa đồng thuận với đơn giá đất nông nghiệp vì cho rằng đất nông nghiệp giá thấp”, ông Dũng nói.

Để giải quyết khó khăn, vướng mắc trên, ông Dũng cho biết TP.Thủ Đức đã thành lập 6 tổ công tác do các lãnh đạo thuộc Ban Thường vụ Thành ủy làm tổ trưởng để nắm bắt tình hình, vận động, giải thích, nắm bắt từng trường hợp, hồ sơ cụ thể để giải quyết hoặc đề xuất cơ quan chức năng xem xét giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện triển khai dự án.

“Hiện nay các hồ sơ đã đồng thuận, TP sẽ triển khai chi trả ngay. Các trường hợp còn lại tập trung vận động, thuyết phục, giải thích tầm quan trọng của dự án, sự phát triển giao thông, kết nối khu vực, vùng, tránh tắc nghẽn giao thông, tạo tiền đề phát triển kinh tế, xã hội để bà con hiểu rõ và chia sẻ cùng với Nhà nước, chấp hành chủ trương. Trường hợp đã vận động nhiều lần, đúng theo quy định TP sẽ xin chủ trương thu hồi đất bắt buộc”, ông Dũng chia sẻ.

Bài liên quan
Việt Nam kiểm soát thành công lạm phát 9 tháng qua, vì sao?
Nguyên nhân chính đã giúp cho Việt Nam kiểm soát thành công lạm phát trong 9 tháng qua là do sự hạ nhiệt của lạm phát thế giới đã tác động tới lạm phát của Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và đổi mới cơ chế quản lý
2 giờ trước Sự kiện
Theo phóng viên TTXVN tại CHLB Đức, chiều ngày 8.10, Phó thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã tham dự và làm diễn giả chính tại Phiên thảo luận về “Tái cơ cấu hệ thống kinh tế vì tương lai bền vững”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Vì sao dự án đường vành đai 3 địa phận Thủ Đức bị chậm tiến độ?