Ngày 23.10, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Thủ Đức (TP.HCM) tổ chức ra mắt Trung tâm Điều hành thông minh (IOC) TP Thủ Đức.

TP Thủ Đức ra mắt Trung tâm Điều hành thông minh

T.V | 23/10/2021, 14:16

Ngày 23.10, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Thủ Đức (TP.HCM) tổ chức ra mắt Trung tâm Điều hành thông minh (IOC) TP Thủ Đức.

Phát biểu tại lễ ra mắt, Phó Chủ tịch UBND TP Thủ Đức Nguyễn Kỳ Phùng cho biết, TP Thủ Đức ra đời với sự kỳ vọng rất lớn của lãnh đạo TP.HCM, được chọn để phát triển thành “hạt nhân” sáng tạo, hình thành một cực tăng trưởng mới, trở thành khu vực dẫn dắt kinh tế, với mũi nhọn là ngành kinh tế tri thức, trung tâm đổi mới sáng tạo. Từng bước hình thành một khu đô thị sáng tạo, tương tác cao của TP.HCM.

Mong muốn của TP Thủ Đức là xây dựng được hệ thống dữ liệu thống nhất, liên kết được với các ngành để có thể phân tích liên lĩnh vực một cách đa chiều; chuẩn bị dự liệu dự báo xu hướng trong tương lai. Do đó, TP Thủ Đức bắt tay ngay vào việc triển khai đề án xây dựng đô thị thông minh, nhằm đáp ứng yêu cầu về công tác quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn; nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của chính quyền các cấp.

trungtam8.jpeg

Trung tâm IOC có thể định vị và xác định được thông tin người dân thông qua việc nhận dạng khuôn mặt từ hệ thống camera giám sát-Ảnh: Internet

Theo đó, IOC TP Thủ Đức được triển khai với nhiều chức năng trên mọi lĩnh vực điều hành quản lý, gồm: Hệ thống phân tích dữ liệu kinh tế - xã hội; Hệ thống giám sát giải quyết thủ tục hành chính; Hệ thống tiếp nhận phản ánh của người dân; Hệ thống quản lý văn bản điện tử; Hệ thống giám sát, điều hành an ninh trật tự công cộng và giao thông. Cùng với đó là Hệ thống giám sát thông tin mạng xã hội; Dữ liệu ngành Giáo dục; Dữ liệu ngành Y tế; Hệ thống quản lý dữ liệu không gian địa lý “GIS”.

Cũng theo ông Nguyễn Kỳ Phùng, trong thời gian dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, IOC TP Thủ Đức hỗ trợ lãnh đạo TP Thủ Đức thực hiện chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh trên cơ sở phân tích dữ liệu qua ứng dụng GIS quản lý dịch bệnh COVID-19; phân tích không gian; quản lý các lớp dữ liệu; thống kê báo cáo… Các tính năng này giúp quản lý về số ca mắc, quản lý điểm phong tỏa, quản lý vùng cách ly, cung cấp các thông tin về địa điểm, địa chỉ lây nhiễm, sơ đồ lây nhiễm, thông tin cách ly, phong tỏa, điều trị, xét nghiệm.

Dự kiến, giai đoạn tiếp theo, thành phố Thủ Đức sẽ phối hợp cùng VNPT tiếp tục bổ sung các lĩnh vực mới, cần thiết, trọng tâm trên địa bàn; thu thập, tinh chỉnh và hoàn thiện dữ liệu thô, tích lũy và mở rộng dữ liệu theo thời gian để làm giàu kho dữ liệu; tận dụng hiệu quả dữ liệu sẵn có, đưa vào công nghệ AI, phân tích Big data, mô hình dự báo, chủ động, xây dựng các công cụ hỗ trợ ra quyết định... đáp ứng kỳ vọng xây dựng thành công đô thị thông minh thành phố Thủ Đức.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
7 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP Thủ Đức ra mắt Trung tâm Điều hành thông minh