Một lượng lớn vốn đầu tư sẽ đổ vào bất động sản trong năm 2017, tiếp nối năm 2016. Mối quan tâm từ nhà đầu tư Nhật, Hàn Quốc, Singapore vẫn còn rất mạnh, cộng thêm sự chú ý tăng dần từ phía Trung Quốc.

TPP không phải phép màu đối với bất động sản Việt Nam

Phan Diệu | 14/11/2017, 06:24

Một lượng lớn vốn đầu tư sẽ đổ vào bất động sản trong năm 2017, tiếp nối năm 2016. Mối quan tâm từ nhà đầu tư Nhật, Hàn Quốc, Singapore vẫn còn rất mạnh, cộng thêm sự chú ý tăng dần từ phía Trung Quốc.

Theo đánh giá của công ty nghiên cứu thị trường Savills, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn phát triển tốt, dù trước đóTPP gần như đứng trước nguy cơ đổ vỡ. Bởi lẽbên cạnh TPP, các hoạt động thảo luận liên quan đến Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực - RCEP và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)đã kích thích sự đầu tư liên tục vào lĩnh vực này.

Chẳng hạn hoạt động thương mại song phương với các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc thường đồng hành cùng FDI hơn, họchú trọng rót đầu tư vào những lát cắt quan trọng của nền kinh tế như cơ sở hạ tầng và bất động sản. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài khác cũng rất quan tâm đến thị trường bất động sản Việt Nam hiện tại, thông qua mức tăng trưởng GDP cao, hệ thống tài chính tiền tệ tương đối ổn định, nhân khẩu trẻ, tốc độ đô thị hóa nhanh cũng như sự phát triển"chóng mặt" của thị trường tiêu dùng nội địa nhờ vào sự lớn mạnh của tầng lớp trung lưu với tốcđộ nhanh nhất có thể.

Vốn đầu tư được rót vào ở tất cả phân khúc của thị trường từ công nghiệp, văn phòng, nhà ở thương mại đến bán lẻ. Thêm vào đó, sự tăng trưởng nhanh khách du lịch trong lẫn ngoài nước cũng tạocú hích lớn trong phân khúc khách sạn.

Theo đó có một lượng lớn vốn đầu tư dành cho bất động sản trong năm 2017tiếp nối năm 2016, vô cùng sôi động. Mối quan tâm từ Nhật, Hàn Quốc, Singapore vẫn còn rất mạnh, cộng thêm sự chú ý tăng dần từ phía Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông Neil MacGregorGiám đốc điều hành Savills Việt Namlo ngại vẫn còn không ít thách thức phía trước cho nhà đầu tư ngoại quốc nếu muốn xác định chất lượng đầu tư bất động sản với quyền sở hữu rõ ràng. Những giao dịch liên quan đến tài sản doanh nghiệp, vận hành vẫn sẽ khan hiếm và phần lớn lượng giao dịch chủ yếu xoay quanh những dự án phát triển, bởi điều mà nhiều nhà phát triển nước ngoài hướng tới chính là sự đảm bảo hợp tác dài hạn cùng các đối tác trong nước.

Bàn về số phận mới nhất của TPP sau APEC 2017, ông Sử Ngọc KhươngGiám đốc Đầu tư Savills Việt Nam nói, chúng ta đã từng hình dung TPP như một phép màu đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, có nhiều điều cần nhìn lại về ảnh hưởng thực sự của TPP, nhất là khi mọi thứ chỉ là dự đoán. Với việcMỹ không tham gia TPP, theo ông mọi thứ tác động đến bất động sản Việt Nam sẽ tương tự, dù quy mô không lớn như khi có Mỹ tham gia.

“Chúng ta có thể phần nào lạc quan rằng thị trường bất động sản vẫn tiếp tục khỏe mạnh, dù trước đócó những minh chứng đáng kể rằng những nhà sản xuất đã đầu tư và mở rộng cơ sở sản xuất của họ ở Việt Nam để đón TPP. Có thể thấy rõ rằng sự đầu tư cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như giá lao động, sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường tiêu dùng nội địa với quy mô dân số lớn và mạng lưới mạnh mẽ của những thỏa thuận thương mại khác cũng giúp tạo nên danh tiếng cho Việt Nam - một thỏi nam châm thu hút vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp, đặc biệt là hình thức bất động sản công nghiệp, sản xuất”, ông nói thêm.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
12 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TPP không phải phép màu đối với bất động sản Việt Nam