TQ nói toạc ý đồ lập Vùng nhân dạng phòng không trên Biển Đông, vào lúc họ tỏ ra cứng rắn trước việc Mỹ bay tuần tra trên một hòn đảo mà TQ tuyên bố chủ quyền hồi đầu tháng 5.

TQ nói toạc ý đồ lập Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông

Một Thế Giới | 29/05/2015, 16:12

TQ nói toạc ý đồ lập Vùng nhân dạng phòng không trên Biển Đông, vào lúc họ tỏ ra cứng rắn trước việc Mỹ bay tuần tra trên một hòn đảo mà TQ tuyên bố chủ quyền hồi đầu tháng 5.

Ngày 27.5,  trong cuộc trả lời phỏng vấn của một tờ báo Trung Quốc (TQ) Âu Dương Vũ Kinh, vụ trưởng vụ biên giới và biển thuộc Bộ Ngoại giao TQ nói toạc ý đồ Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, một động thái được cho là âm mưu TQ khẳng định chủ quyền trên nhiều hòn đảo nhân tạo do họ xây dựng trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Ông nói: “TQ có quyền lập ADIZ. Việc có lập ADIZ trên Biển Đông hay không sẽ dựa theo các yếu tố, như an toàn hàng không của TQ có bị đe dọa, và tính nghiêm trọng của sự đe dọa đó”. 
ADIZ là vùng buộc các máy bay bay vào phải khai báo với chính quyền lập nên vùng này. Khi đây không phải là lần đầu tiên một quan chức TQ đề cập ADIZ, các chuyên gia nói tuyên bố này có ý nghĩa vào lúc gia tăng căng thẳng giữa TQ với Mỹ, tiếp sau việc một chiếc máy bay do thám P-8 Poseidon của hải quân Mỹ, đã bay trên vùng đảo nhân tạo mà TQ tuyên bố chủ quyền, có chở theo một đoàn quay phim của CNN.   
Họ ghi hình lại công việc nạo vét của TQ, điều mà các quan chức Mỹ cho biết TQ đã cải tạo trái phép 2.000 mẫu đất cho 5 tiền đồn ở Trường Sa giàu tài nguyên của Việt Nam, gồm 1.500 mẫu trong năm nay. 

Mỹ cũng đang xem xét khả năng bay tuần tra gần các đảo nhân tạo này hơn, cùng việc đưa tàu chiến đến cách chúng khoảng 22 km, trong chủ trương tăng cường hiện diện quân sự Mỹ nhiều hơn ở Biển Đông.

Gary Li, một chuyên gia độc lập về những vấn đề an ninh quốc tế ở Bắc Kinh, nói việc TQ tuyên bố có thể lập ADIZ trên Biển Đông, xem ra là để trả đũa các chuyến bay của Mỹ trong tháng 5 này. 

Hiện TQ tuyên bố chủ quyền trên hơn chục đảo, bãi đá, khiến có sự tranh chấp với Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia…TQ cũng đã xây một đường băng cho máy bay cất-hạ cánh trên Bãi Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Các chuyên gia liên kết đường băng với tham vọng lập ADIZ của TQ. Chuyên gia Li nói:

“Tôi không thấy họ tiến hành kế hoạch, cho đến khi nào họ có thể thực hiện vùng phòng không, và cách duy nhất của họ để thực hiện là đường băng này”. 
Cuối năm 2013, TQ đã lập ADIZ trên biển Hoa Đông và vấp phải sự phản đối của Mỹ và Nhật Bản.  Vài ngày sau, TQ không thể ngăn chặn 2 máy bay ném bom B-52 của Mỹ bay ngang ADIZ này. 
Trong thách thức mới nhất của chính quyền Washington về việc cải tạo đất trái phép của TQ trên Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết: vấn đề nằm ở các hoạt động của Bắc Kinh, đã làm thay đổi nguyên trạng của khu vực.
Ông Carter nói với các phóng viên khi bắt đầu một chuyến đi 10 ngày đến châu Á, rằng Mỹ đang cố gắng duy trì việc chia sẻ cấu trúc an ninh khu vực, vốn đã đem lại "sự thịnh vượng cho tất cả mọi người" trong vòng 70 năm qua.
Ông Carter khẳng định:"Chúng tôi đã từng bay trên Biển Đông trong rất rất nhiều năm... và sẽ tiếp tục: bay, điều hướng, hoạt động. Vì vậy, đó không phải là chuyện lạ.
"Thực tế  là TQ đã cải tạo đất trái phép, ngày càng bành trướng, đó mới là thực tế từ TQ, chứ không phải Mỹ tạo nên”.
Mỹ đã công khai nhấn mạnh việc TQ xây dựng trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhiều lần trong những tuần gần đây. Ngày 27.5 Bộ trưởng Carter kêu gọi chấm dứt các công việc cải tạo đất trái phép của TQ, và kêu gọi ngưng việc quân sự hóa tại nơi này.
Ngày 28.5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh nói các đảo nhân tạo là lãnh thổ của TQ, và lưu ý Washington không được bình luận về những việc xây dựng trên một số đảo của TQ.
Ông Carter khi được hỏi liệu việc Mỹ có thể gửi tàu chiến đến cách các đảo nhân tạo khoảng 12 hải lý, có là minh chứng rằng Washington không chấp nhận yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh hay không, đã trả lời rằng "Mỹ sẽ cho máy bay và tàu thuyền hoạt động bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”.
Thảo Hương (Theo Reuters)
Bài liên quan
Gặp Trung Quốc thảo luận về AI tiên tiến, Mỹ nói không đàm phán về các chính sách bảo vệ công nghệ
Mỹ và Trung Quốc sẽ gặp nhau tại thành phố Geneva (Thụy Sĩ) để thảo luận về trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến vào ngày 14.5, Reuters đưa tin. Hai quan chức Mỹ nhấn mạnh rằng các chính sách bảo vệ công nghệ của chính quyền Biden sẽ không phù hợp để đàm phán, dù cuộc thảo luận giữa hai bên nhằm khám phá cách giảm thiểu rủi ro từ AI.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Dự kiến cung cấp miễn phí phần mềm chống lừa đảo cho người dân vào tháng 7
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ông Vũ Ngọc Sơn - Trưởng ban Nghiên cứu công nghệ, Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia cho biết phần mềm sử dụng công nghệ tiên tiến để kiểm tra số điện thoại, địa chỉ website, số tài khoản, quét mã độc và kiểm tra mã QR, giúp người dùng tránh xa các mối nguy hiểm tiềm tàng trên không gian mạng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TQ nói toạc ý đồ lập Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông