Đã gọi là Mở thì phải phát trực tiếp, phải dân chủ và tôn trọng tuyệt đối ý kiến người tham gia. Cắt cúp, biên tập, lái nắn, định hướng cho chủ đề liveshow sẽ gây khó cho những người làm chương trình và nếu có sự cố gì thì tổn hại cho VTV là không nhỏ".

Tranh cãi không dứt về show của MC Tạ Bích Loan

Theo VietNamNet | 08/06/2016, 05:54

Đã gọi là Mở thì phải phát trực tiếp, phải dân chủ và tôn trọng tuyệt đối ý kiến người tham gia. Cắt cúp, biên tập, lái nắn, định hướng cho chủ đề liveshow sẽ gây khó cho những người làm chương trình và nếu có sự cố gì thì tổn hại cho VTV là không nhỏ".

Trong chương trình'60 phút mở'số 2 có tên 'Người ta làm từ thiện vì ai?', đáng chú ý có ý kiến củaTS Đặng Hoàng Giang gây tranh cãi với ca sĩ Thái Thuỳ Linh. Ông nói khi làm từ thiện thì cũng phải để ý đến mối nguy. Khi đem quần áo của người dưới xuôi hoặc thiết kế của người nước ngoài cho người dân tộc thì về lâu dài người ta sẽ đánh mất bản sắc. Đó là tiềm năng gây hại của việc làm từ thiện. Quan điểm nàyngay lập tức vấp phải sự phản đối của ca sĩ Thái Thuỳ Linh.

Nhà văn Phạm Ngọc Tiến là người nhiều năm nay đồng hành với nhà báo Trần Đăng Tuấn trong dự án Cơm có thịt hiện cũng đang là người của VTV. VietNamNet xin đăng tải ý kiến đáng suy ngẫm của ông về chương trình ‘60 phút mở' cũng như mục đích của chuyện làm từ thiện.

"Cái gì cần có ý kiến thì tôi đã comment trong các status liên quan rồi. Việc nói là việc của người ta, bây giờ thời đại mở nhiều ý kiến ngược chiều nhau lắm và có không ít những người nói ngược lại xu thế. Giúp trẻ miền núi sao lại bảo là làm mất đi bản sắc dân tộc?

Tôi tham gia các nhóm đi miền núi chỉ đơn giản muốn cho các cháu có một sự học hành tốt hơn. Bởi thế nên cái gì phục vụ phần nào cho nhu cầu này thì chúng tôi cố gắng làm. Và đối tượng chúng tôi chọn là học sinh trong các cấp học từ nhà trẻ, mầm non đến trung học cơ sở. Cá biệt cả những trường trung học phổ thông.

Một manh áo rét sẽ ấm hơn trong cái lạnh giá mùa đông. Một bữa ăn trưa có thịt thay vì phải cơm đùm cơm lá sẽ no bụng hơn cho các cháu. Lớn hơn là những gian nhà nội trú thay cho lều lán tạm bợ. Thậm chí là xây trường ở những nơi quá khó khăn nhà nước chưa đủ điều kiện xây dựng hết. Xa nữa là tài trợ cho
các cháu học lên nữa.


Nhà văn Phạm Ngọc Tiến là một trong những người hoạt động từ thiện tích cực. Ảnh: FBNV

Những thứ này sao lại gọi là làm mất đi bản sắc dân tộc của các cháu? Nói thế là thiếu hiểu biết. Còn đi xa nữa phản đối việc làm của các nhóm giúp trẻ miền núi là thiếu lương tâm và tôi tin những người như thế không thể là người làm được những việc tốt đẹp cho xã hội. Giúp nhau là tình cảm thông thường của người Việt. Đó mới là bản sắc cần gìn giữ. Chúng tôi cũng chưa bao giờ gọi việc đi miền núi là làm từ thiện. Nên câu hỏi: ‘Người ta làm từ thiện vì ai’ có vẻ không trúng lắm với chúng tôi. Vì chúng tôi, tất nhiên. Vì những đứa trẻ cần sự giúp đỡ. Cũng tất nhiên. Nên tôi nghĩ không hề có sự tách biệt trong vấn đề này.

Tôi xin tiết lộ có một cá nhân giấu tên luôn giúp các cháu bằng những số tiền lớn nhưng đòi hỏi không công bố tên tuổi. Số tiền gia đình anh giúp trong những năm qua lên đến nửa tỷ đồng. Tôi đã gặp vợ chồng anh trong một lần họ ra thăm Hà Nội. Tâm sự anh bảo, em cũng không giàu có gì, số tiền gửi cho quỹ là thứ em muốn cho các con em sau này. Tôi hiểu, cái sự giúp đồng loại này như một bài học yêu thương đồng loại anh muốn truyền lại cho các con. Đó còn là hàng ngàn người ẩn lặng đóng góp những đồng tiền cho chương trình. Thật cảm động!

Đấy, họ làm cho mình hay cho ai có quan trọng gì đâu nhưng hàng ngàn đứa trẻ được hưởng thành tựu đó. Vậy có nên tách bạch và nữa có nên cứ lấy luận thuyết con cá và cần câu khi trước mắt những đứa trẻ miền núi cần ăn no, cần mặc ấm và cần học đủ. Sự học ở đây chính là chiếc cần câu mà các vị nói đấy. Phải có con cá ăn, con cá mặc rồi mới có chiếc cần câu học. Cái cần câu này tốt mới mong giữ được bản sắc văn hóa dân tộc”.

Dù thừa nhận quý về mặt cá nhân và tôn trọng chương trình của nhà báo Tạ Bích Loan nhưng nhà văn Phạm Ngọc Tiến cũng góp ý: "Chương trình đưa ra ý kiến ngược chiều nhau, đề cao tính phản biện là mới và rất đượ,c song cái độ ‘mở’ ở VN cũng cần phải xem lại. Trên thế giới những chương trình này họ làm liveshow trực tiếp, không cắt cúp.

Còn bản chất của truyền thông VN phải có định hướng, có chỉ đạo, có sự can thiệp của biên tập, của người duyệt. Đã gọi là Mở thì phải phát trực tiếp, phải dân chủ và tôn trọng tuyệt đối ý kiến người tham gia. Cắt cúp, biên tập, lái nắn, định hướng cho chủ đề liveshow sẽ gây khó cho những người làm chương trình và nếu có sự cố gì thì tổn hại cho VTV là không nhỏ".

Nhà văn Phạm Ngọc Tiến cũng cho rằng áp lực của thế giới mạng hiện nay quá lớn. “Tạ Bích Loan là người thông minh, nhiệt tình tôi rất quý và '60 phút mở' là cố gắng của chị cùng ê kíp. Nhưng quả thực nếu tiếp tục làm những chương trình như thế này thì nó có tác dụng ngược. Uy tín sẽ giảm sút. Tôi sắp về hưu nhưng cũng không thích khi bị chỉ trích và tổn thương chỉ vì tôi cũng là người của VTV".

Phạm Ngọc Tiến

(B.Hạnh(ghi)/Nguồn VietNamNet

Ảnh:TS Tạ Bích Loan tiếp tục gây tranh luận vì chương trình 60 phút mở.
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
5 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tranh cãi không dứt về show của MC Tạ Bích Loan