Những bức tranh quý của Lê Thị Lựu - nữ hoạ sĩ đầu tiên của Việt Nam thuộc trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. Tranh do gia đình họa sĩ hiến tặng, được mang từ Pháp trở về theo di nguyện của bà lúc sinh thời.

Tranh của họa sĩ trường Mỹ thuật Đông Dương Lê Thị Lựu ‘hồi cố hương’

TIỂU VŨ | 19/11/2018, 12:23

Những bức tranh quý của Lê Thị Lựu - nữ hoạ sĩ đầu tiên của Việt Nam thuộc trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. Tranh do gia đình họa sĩ hiến tặng, được mang từ Pháp trở về theo di nguyện của bà lúc sinh thời.

Ngày 23.11 tới đây,Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCMsẽ mở cuộctriển lãm giới thiệu những tác phẩm của bà Lê Thị Lựu - nữ họa sĩ xuất sắc của mỹ thuật Đông Dương.Triển lãm sẽ trưng bày 29 tác phẩmcủa bà được đưa từ nước Pháp trở về.Sự kiện này gây chú ý cho giới mỹ thuật và công chúng yêu tranh. Và đặc biệt hơn, sự kiện này sẽdiễn ra trong dịpkỷ niệm 30 năm ngày mất của bà.

Họa sĩ Lê Thị Lựu là người nổi tiếng trong giới mỹ thuậtĐông Dương vào những năm 1930 của thế kỷ trước, không chỉ vềtài nghệ mà còn vềnhan sắc. Bà được côngnhận lànữ họa sĩ đầu tiên của Việt Nam, tốt nghiệp thủ khoa trường Cao Ðẳng Mỹ Thuật Hà Nội năm 1932. Không chỉ là một người cầm cọ, bà còn là một giáo sư giảng dạy mỹ thuật cho nhiều thế hệ họa sĩ.

Nữ họa sĩ Lê Thị Lựu - Ảnh: Tư liệu

Sau khi ra trường, danh tiếng của bà Lê Thị Lựu vang khắp Bắc - Trung - Nam kỳ. Từ năm 1940, bà sang định cư tại nước Pháp nhưng vẫn một lòng hướng về cô hương.Trong sự nghiệp sáng tác của mình, bà Lê Thị Lựu chỉ vẽ khoảng chừng 300 bức tranh. Cho đến nay, tranh của bà lưu lạc khắp nơi trên thế giới. Một trong số ít tranh của bà được gia đình sưu tập lại và sắp đến sẽ hiến tặng cho Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.

Tranh Thiếu nữ bồng con của họa sĩ Lê Thị Lựu -Ảnh: Tư liệu

Trao đổi với phóng viên Một Thế Giới,bà Nguyễn Kim Phiến - Phó Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM cho biết 29 bức tranh quý của nữ họa sĩ Lê Thị Lựu được gia đình hiến tặng cho bảo tàng theo di nguyện của bà. Tranh được vợ chồng nhà phê bình lý luận văn học hải ngoại nổi tiếng ThụyKhuê - cháu dâu bà mua sưu tập lại.

“Bảo tàng đã được gia đình họa sĩ Lê Thị Lựu tin tưởng hiến tặng những tác phẩm mỹ thuật giá trị của nữ họa sĩ để trưng bày và gìn giữ. Đây cũng là cơ hội để công chúng Việt Nam lần đầu được tiếp cận trực tiếp tranh củanữ họa sĩ xuất sắc của mỹ thuật Đông Dương.Chúng tôi sẽ cố gắnggìn giữ tốt nhất, không hư hao mất mát, đồng thời phát huy được giá trị nghệ thuật, giới thiệu di sản quý giá này đến khách thưởng lãm trong và ngoài nước”.

Bức Trẻ em nghịch hoacủa Lê Thị Lựu được bán đấu giá tạiSotheby’s Hong Kong -Ảnh: Tư liệu

Nói về tranh Lê Thị Lựu, nhà phê bình mỹ thuật Thụy Khê viết:"Tranh Lê Thị Lựu màu vui nét sáng mà vẫn thoảng buồn, như một vết thương yêu đời: em bé hái hoa đồng biếu mẹ, thiếu nữ cõng em rong chơi trong rừng, thiếu phụ bồng con, ánh mắt hiền hòa âu yếm... có gì hòa bình, an lạc, êm như trong cõi mộng buồn (Ðào nguyên của tác giả chăng?). Ta cứ việc đi vào, chìm đắm trong bầu trời, trong ánh sáng, trong thanh sắc, trong yêu thương, trong hy vọng... không cần thắc mắc hỏi xem: bút thuật có thể hiện những rung động quằn quại nội tâm, cũng không cần biết nghệ sĩ có màng tới những ấm ức bên trong của tạo vật.

Tranh Mẹ và con của họa sĩ Lê Thị Lựu -Ảnh: Tư liệu

"Người nghệ sĩ ấy đã sống trong khoảng trời Việt Nam đầu thế kỷ và đã khuất ly đất nước vào những năm 1940. Bà đem khí quyển tâm hồn, đemcái hoàng hôn buồn bãrất Hồ Dzếnh ấy nhuộm với vàng thu Paris.

Tranh Lê Thị Lựu dan díu với một thiên đường Việt Nam tiền chiến, xa biệt, thờisơn nữ ca, một đêm trong rừng vắng,ẩm thêm sắc thái nghiêm đài về đất cũ của những người cách nước lâu ngày, có nhữngnhịp đời thương nhớ âm vọng trong thời khắc và lòng ngườinhư lời Hồ Dzếnh. Gần gụi với tâm tư chiều Hồ Dzếnh, tranh Lê Thị Lựu dấy lên trên nền năm tháng cũ một bóng hoàng hôn mơ hồ ôm trùm lên sự vật,khiến cho ai đó, mỗi lần tìm đến tác phẩm Lê Thị Lựu, lại thấy vang lên nhữngbâng khuâng gió nhớ về qua lá đầy".

Tiểu sử nữ họa sĩ Lê Thị Lưu

Sinh ngày 19.1.1911 (19 tháng12 âmlịch) tại làng Thổ Khối, tỉnh Bắc Ninh (Hà Bắc). Từ nhỏ đến 14 tuổi theo cụ thân sinh ở các thị xã Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Ðịnh, Hải Phòng và Hà Nội.

1925: Ðậu bằng Sơ học Yếu lược tại Hà Nội.

1926: Theo học lớp dự bị Trường Cao Ðẳng Mỹ Thuật Ðông Dương.

1927:Sinh viên Trường Cao Ðẳng Mỹ Thuật Ðông Dương khóa 3.

1930: Trưng bày2 tranh sơn dầu trong cuộc triển lãm chung đầu tiên của trường: Chân dung Ông Hai, vàThiếu nhi vườn chuối.

1932:Tốt nghiệp thủ khoa.

1933:Ðược bổ giáo sư dạy các trường Trung Học Bảo Hộ (Bưởi), Nữ Sư Phạm (Hàng Bài), Ðăng Ten (Ecole dentellière), Hồng Bàng (tư thục).

Thành lập bầy sói con Trứng Rồng.

16.10.1934 :Thành hôn với ôngNgô Thế Tân.

1935Chuyển vào Sài Gòn.

1935 - 1937:Dạy ở các trường Trung Học Áo Tím và Mỹ Thuật Gia Ðịnh.

1938 - 1939 :Trở lại Hà Nội. Dạy các trường Trung Học Bảo Hộ, Nữ Sư Phạm.

Bị bệnh rất nặng nên có bạn đã tưởng qua đời đăng điếu văn trên báo. Cuối năm 1939 vào Sài Gòn để đáp tầu qua Pháp.

1940:Ðáp tầu Jean Laborde đi Pháp. Tháng 5 tới Marseille. Tháng 6 lên Paris vào giữa ngày bị máy bay Ðức thả bom.

Chưa định cư đã phải rời đi Nantes. Gần 2 tháng sau trở lại vùng Paris, định cư ở Nogent-sur-Marne, ở ngay trong vườn của viện Section Technique d’Agriculture Tropicale, nơi làm việc của chồng- Avenue de la Belle Gabrielle số 45b.

1.1.1941:Sinh con đầu lòngNgô Mạnh Ðức tạibệnh xá Saint Antoine Paris quận 12.

1942:Chuyển đếnNice, nơi có hai bạn Lê Phổ và Mai Thứ đều ở đây. Mới đến, ở cùng Phổ sau trọ ở Pension des Etats Unis do Cao Văn Bổn quản lý.

Tháng 6 thăm vùng Poitou. Ở làng Saint Pierre de Maillé có cựu toàn quyền Ðông Dương René Robin làm xã trưởng.

Tháng 7 theo chồng đi Phi Châu. Chồng được bổ nhiệm làm giám đốc Nông Trường Kindia ở xứ Guinée (Jardin d’Essai de Kindia).

1943:Vẽ một số tranh thiếu nữ bản xứ mặc lễ phục ngày kết thúc cắt dâm hạch (excision).

1945:Trở lại Pháp.

Ở tạm cùng bạn Mai Thứ, xưởng vẽ ở Vanves, 16 Avenue du Parc.

1948:Ðịnh cư ở Paris, quận 15, phố Blomet số 41, cùng địa chỉ với Lê Phổ. Nhà này do bạn Trần Hữu Tước về nước đã sang tên.

Ðứng trước phong trào hùng mạnh của toàn dân chống thực dân, chồng thôi không làm công chức cho Pháp nữa. Cùng nhau mở một cơ sở nhỏ để mưu sống và tham gia phong trào kháng chiến.

1953:Dọn nhà xuống ở xã Gentilly, 10 Impasse Joséphine, ngoại ô Paris.

1954: Bắt đầu vẽ lại, vẽ đều.

1959: Trưng bày tranh thường xuyên ở Galerie Le Chapelin, 41 Faubourg Saint Honoré, Paris.

Trưng bàytranh lần đầu ở Salon de l’Union des Femmes Peintres, Sculpteurs et Graveurs. Trưng bày 3 bức, bán ngay 2 bức lúc khai mạc. Ðược Giải Nhất (Premier Prix) và được ghi là Thành Viên (Sociétaire).

1962: LàmGiáo sư ở Lycée Corot, Paris.

1963: LàmGiáo sư ở Lycée Rodin Paris và Lycée d’Orsay (ngoại ô Paris).

1975:Về thăm Hà Nội. Trong dịp này có vẽ biếu Hội Mỹ Thuật một tranh lụa.

1979:Mắc bệnh tim đập không đều (arythmie). Thỉnh thoảng lên cơn đau.

1988: Qua đờitại Antibes, miền Nam nước Pháp.

Tiểu Vũ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
7 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tranh của họa sĩ trường Mỹ thuật Đông Dương Lê Thị Lựu ‘hồi cố hương’