Ngày 1.4-.2020, nhân kỷ niệm 19 năm ngày mất của nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn, trang mạng xã hội Duyên dáng Việt Nam phối hợp cùng họa sĩ Lê Sa Long và sự tư vấn của gia đình (thông qua ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh - em gái nhạc sĩ Trịnh Công Sơn), đồng tổ chức triển lãm Tranh chủ đề “Lời thiên thu gọi”. Triển lãm gồm 32 bức tranh với nhiều chất liệu như sơn dầu, màu nước, pastel... thể hiện chủ đề về người nhạc sĩ tài hoa này.

Triển lãm mỹ thuật công nghệ thực tế ảo nhân 19 năm ngày nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mất

Tiểu Vũ | 31/03/2020, 08:45

Ngày 1.4-.2020, nhân kỷ niệm 19 năm ngày mất của nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn, trang mạng xã hội Duyên dáng Việt Nam phối hợp cùng họa sĩ Lê Sa Long và sự tư vấn của gia đình (thông qua ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh - em gái nhạc sĩ Trịnh Công Sơn), đồng tổ chức triển lãm Tranh chủ đề “Lời thiên thu gọi”. Triển lãm gồm 32 bức tranh với nhiều chất liệu như sơn dầu, màu nước, pastel... thể hiện chủ đề về người nhạc sĩ tài hoa này.

Xem bài trên trang Duyên dáng Việt Nam:Triển lãm công nghệ 360 VR : LỜI THIÊN THU GỌI

Hàng năm, đến ngày giỗ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn 1.4, những người bạn thâm niên của gia đình nhạc sĩ, những người yêu nhạc Trịnh ở khắp mọi nơi đều tưởng nhớ về ông và tổ chức các buổi biểu diễn âm nhạc, buổi triển lãm nghệ thuật với nhiều quy mô lớn nhỏ khác nhau khắp mọi miền đất nước. Nhưng trong thời điểm này, do ảnh hưởng dịch COVID-19, mọi hoạt động thưởng thức nghệ thuật đều bị đình lại.

Họa sĩ Lê Sa Long, đã bắt đầu vẽ những bức tranh lấy cảm hứng từ âm nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từ những năm 1984, khi ông chuẩn bị bước chân vào giảng đường Sư phạm Quy Nhơn. Nơi đây,thời gian từ 1962-1964,nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã học chuyên ngành Tâm lý giáo dục trẻ em và cảm xúc từ phố biển Quy Nhơn đã giúp ông sáng tác ra các ca khúc nổi tiếng như: Biển nhớ, Diễm xưa, Nắng thủy tinh, Cát bụi, Chiều chủ nhật buồn, Dã tràng ca…

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - Ảnh: Tư liệu

Thời niên thiếu lớn lên tại Quy Nhơn -vùng đất nơi nhạc sĩ tài hoa có thời gian gắn bó,trải qua những thăng trầm trong cuộc sống, đồng điệu những cảm xúc mà âm nhạc Trịnh mang lại,họa sĩ Lê Sa Long đã sáng tác những bức tranh về nhạc sĩ trong nhiều năm qua để dành cho những người hâm mộ nhạc sĩ trong và ngoài nước.

Năm nay, với định hướng phát triển nâng cấp phương thức trải nghiệm của người yêu nghệ thuật, kết nối phát triển truyền thông cho những nghệ sĩ tài năng Việt Nam đến gần với cộng đồng, trang mạng xã hộiDuyên dáng Việt Nam đã gặp gỡ họa sĩ Lê Sa Long và kết nối anh cùng gia đình Trịnh Công Sơn (qua ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh), để nhận sự tư vấn hoàn thiện 32 bức tranh mang thông điệp, và có tính hệ thống dựa trên những tư liệu chân thật và chân chất nhất về nhạc sĩ.

32 bức tranh trong triển lãm xuất hiện trong 3 phòng trưng bày (PTB) triển lãm, sẽ điểm qua những dấu ấn âm nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

VớiPTB Không gian âm nhạc:Gồm những hình ảnh nhạc sĩ độc thoại với nội tâm, những vùng đất ông gắn bó, những thời kỳ ông đã trải qua làm nên những ca khúc bất hủ như: Biển nhớ, Biển nghìn thu ở lại, Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui…

VớiPTB Cảm xúc âm nhạc với những bạn bè tâm giao, tri kỷ hay nàng thơ tạo nên những cung bậc cảm xúc trong sáng tác của ông. Trong đó Tâm giao: Gắn với những bức tranh về sự đồng điệu trong âm nhạc giữa nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và ca sĩ Khánh Ly, Nàng thơ: Gắn với những bức tranh về ca sĩ Thanh Thúy, Dao Ánh - người yêu thời thanh xuân của nhạc sĩ, Diễm xưa, và bức tranh gắn với một người phụ nữ Nhật Michiko - người phụ nữ mà nhạc sĩ và gia đình đã chuẩn bị lễ cưới. Tri kỷ: Là tranh về 3 Văn nghệ sĩ nổi tiếng thân thiết với ông: nhạc sĩ Văn Cao, nhà văn Nguyễn Quang Sáng và nhà văn Nguyễn Tuân.

VớiPTB Lời thiên thu gọi kết nối hình ảnh những người đã và đang trình bày những ca khúc nhạc Trịnh đến khán thính giả. Họ thể hiện những phong cách trình bày nhạc Trịnh đa dạng, thuộc nhiều thế hệ, tầng lớp khác nhau: có người em gái Trịnh Vĩnh Trinh trong gia đình nhạc sĩ, có những người em trong nhóm Du ca hát những ca khúc Da vàng bất hủ, có saxophone Trần Mạnh Tuấn, có những Diva nhạc Việt: Hồng Nhung, Quang Dũng, Cẩm Vân…, có những ca sĩ trẻ biến tấu nhạc Trịnh mang phong cách đương đại: Hà Lê - Bùi Lan Hương, có cặp đôi trẻ Hoàng Trang - Nguyễn Đông xuất thân từ hội quán Hội Ngộ hát nhạc Trịnh khi tuổi đời mới đôi mươi. Đặc biệt, có cả chân dung Đáng “Đao” - ông lão giang hồ hoàn lương ở Long Khánh “nặng nợ” với nhạc Trịnh.

Triển lãm mỹ thuật của Duyên dáng Việt Nam lần này là một bước tiến về phương thức thưởng lãm nghệ thuật sử dụng công nghệ VR 360 tiên tiến trên thế giới. Công nghệ mà chỉ mới có số ít đơn vị ở châu Á đưa vào để giới thiệu các triển lãm hội họa, nhiếp ảnh đương thời.

“Việt Nam đã là một đất nước chống dịch kiên cường và đã có những ca khúc Ghen cô Vycổ vũ tinh thần lạc quan và phổ biến các bước rửa tay chống dịch tạo thành trào lưu trên thế giới, có bánh hamburger corona lên sóng truyền hình CNN, vậy nên, trong thời điểm cả nước đồng lòng ở nhà tuân thủ chống dịch, Duyên dáng Việt Nam mong muốn với Triển lãm tranh 360 độ “Lời thiên thu gọi” sẽ góp thêm một cách để giúp cộng đồng yêu nghệ thuật có thể thư thái ở nhà thưởng lãm ảnh, nghe nhạc Trịnh, cùng hưởng ứng tinh thần an yên tại nhà mà Thủ tướng kêu gọi.Với các phương tiện nghe nhìn online, có thể trình chiếu hình ảnh, ở bất cứ đâu, người yêu thích mỹ thuật đều có thể thưởng lãm tranh trực quan một cách linh hoạt, dễ dàng; qua đó, hy vọng sẽ đồng điệu với thông điệp Mỗi ngày ta chọn một niềm vuimà cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn muốn gửi gắm đến đồng bào mình” - trích lời chị Trần Ngọc Nguyệt Quế, giám đốc điều hành Duyên dáng Việt Nam.

Triển lãm tranh Lời thiên thu gọikỷ niệm 19 năm ngày mất sẽ có mặt trên trang Duyên dáng Việt Nam(duyendangvietnam.net.vn) và được liên kết hiển thị trên trang Một Thế Giới (motthegioi.vn)bắt đầu từ ngày 1 - 30.4.

Thời gian tới, khi tượng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được khánh thành tại Quy Nhơn (Bình Định) khoảng cuối năm 2020; triển lãm offline Lời thiên thu gọisẽ kết hợp tổ chức với các chương trình biểu diễn nghệ thuật tại cả Quy Nhơn và Thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó, một số tác phẩm trong triển lãm sẽ được trưng bày và bán đấu giá gây quỹ ủng hộ cho học bổng Trịnh Công Sơn và quỹ học bổng Nguyễn Thái Bình - học bổng dành cho Thủ khoa Đại học Mỹ thuật TP.HCM năm 1994 mà họa sĩ Lê Sa Long đã được trao tặng! Điều đó đã tạo động lực cho ông phấn đấu trở thành họa sĩ chuyên nghiệp khi còn là sinh viên Đại học mỹ thuật.

P.V
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Triển lãm mỹ thuật công nghệ thực tế ảo nhân 19 năm ngày nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mất