Bộ Thống nhất liên Triều (thuộc chính phủ Hàn Quốc) ngày 1.6 cho biết một lô vắc xin COVID-19 gửi tới Triều Tiên thông qua chương trình COVAX bị trì hoãn vì quá trình tham vấn kéo dài.

Triều Tiên chậm nhận vắc xin COVID-19 do vướng thủ tục

Cẩm Bình | 01/06/2021, 15:51

Bộ Thống nhất liên Triều (thuộc chính phủ Hàn Quốc) ngày 1.6 cho biết một lô vắc xin COVID-19 gửi tới Triều Tiên thông qua chương trình COVAX bị trì hoãn vì quá trình tham vấn kéo dài.

Chương trình COVAX trước đó cam kết cung cấp cho Triều Tiên gần 2 triệu liều vắc xin của AstraZeneca. Lô hàng vốn dự kiến đến nơi vào cuối tháng 5, nhưng quá trình thảo luận vẫn còn dang dở.

“Các quốc gia muốn COVAX hỗ trợ thường được yêu cầu tổ chức nhiều cuộc tham vấn và đệ trình một số văn bản trong đó có kế hoạch tiêm chủng. Với trường hợp Triều Tiên, tham vấn bị kéo dài và lô hàng sẽ đến muộn hơn kế hoạch ban đầu”, theo một quan chức Bộ Thống nhất liên Triều.

Triều Tiên không hề tiết lộ thông tin gì về chuyện thảo luận với COVAX. Liên minh Vắc xin toàn cầu (GAVI) - đơn vị cùng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) điều phối chương trình phân phối vắc xin - chưa đưa ra bình luận gì, nhưng tháng trước họ từng cho biết lô hàng chưa thể đến Triều Tiên vì nước này thiếu chuẩn bị về kỹ thuật cộng thêm tình trạng khan hiếm toàn cầu hiện tại, mốc thời gian mới là cuối năm 2021.

Tuần trước, Triều Tiên tại cuộc họp thường niên của WHO lên tiếng chỉ trích một số quốc gia mang chủ nghĩa vị kỷ đang tích trữ vắc xin nhiều hơn nhu cầu thực tế, trong khi các quốc gia khác không thể tiếp cận.

eb_covax_060131_2x.jpg
COVAX cam kết cung cấp cho Triều Tiên gần 2 triệu liều vắc xin COVID-19 - Ảnh: Reuters

Bất chấp đại dịch kéo dài suốt 2 năm qua, Triều Tiên đến nay vẫn chưa báo cáo ghi nhận ca nhiễm COVID-19 nào. Nước này duy trì nhiều biện pháp quyết liệt như đóng cửa biên giới, tạm ngừng hoạt động du lịch quốc tế, hạn chế đi lại một số thành phố, tăng cường cách ly người nhập cảnh lẫn người dân ở khu vực biên giới…

Biện pháp chống dịch có phần quá cứng rắn cùng với thiên tai, trừng phạt quốc tế khiến kinh tế Triều Tiên kiệt quệ. Cuối năm 2020, nhà lãnh đạo Kim Jong-un bất ngờ lên tiếng xin lỗi người dân vì không thực hiện được lời hứa cải thiện kinh tế, tuy nhiên ông ta khẳng định phòng dịch COVID-19 là ưu tiên hàng đầu.

Bài liên quan
Loa phát thanh Triều Tiên ảnh hưởng sức khỏe người dân vùng biên giới
Trang The Korea Herald cho biết cư dân vùng biên giới liên Triều phải chịu tiếng ồn từ loa phát thanh của CHDCND Triều Tiên suốt nhiều tháng, khiến sức khỏe của họ bị ảnh hưởng nặng nề.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Triều Tiên chậm nhận vắc xin COVID-19 do vướng thủ tục