Trang mạng e27 chuyên về startup ngày 5.9 đã có cuộc trò chuyện thú vị cùng ông Trần Quốc Bình và ông Eddie Thai, hai đối tác của Quỹ 500 Startups (quỹ đầu tư mạo hiểm ở Mỹ) đang quản lý quỹ đầu tư 500 Startups ở Việt Nam.

Trò chuyện cùng hai thủ lĩnh của Quỹ 500 Startups tại Việt Nam

Minh Thùy | 12/09/2016, 05:49

Trang mạng e27 chuyên về startup ngày 5.9 đã có cuộc trò chuyện thú vị cùng ông Trần Quốc Bình và ông Eddie Thai, hai đối tác của Quỹ 500 Startups (quỹ đầu tư mạo hiểm ở Mỹ) đang quản lý quỹ đầu tư 500 Startups ở Việt Nam.

Điều gì khiến 500 Startups hứng thú với Việt Nam?

Eddie: Chúng tôi nhìn thấy tiềm năng to lớn trong lĩnh vực kinh doanh công nghệ đang chờ được khai phá ở Việt Nam. Tôi và Bình đã sống ở Việt Nam nhiều năm và nhìn thấy cơ hội ở đây qua hai lăng kính khác nhau. Tôi nhìn với nền tảng về chiến lược và tài chính còn Bình nhìn với kinh nghiệm lâu năm về công nghệ. Tuy thông qua hai góc nhìn khác nhau nhưng chúng tôi cùng nhận thấy đây là thời điểm thích hợp để đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là đầu tư với sự hỗ trợ của 500 Startups ở vòng đầu tư hạt giống (seed stage).

Vì sao các nhà đầu tư lại hứng thú đầu tư vào Việt Nam?

Eddie: Hiện nay, các nhà đầu tư ngày càng khó phát hiện các nền kinh tế tăng trưởng nhanh trên thế giới. Rất nhiều nền kinh tế phát triển đang bị chững lại hoặc tiềm tàng nhiều rủi ro hơn khi đầu tư do nợ và bất ổn chính trị… Cácnền kinh tế trước đây phát triển rất nhanh như Hàn Quốc hay Trung Quốc cũng đang có dấu hiệu chậm lại. Trong khi đó, Việt Nam dường như đã sẵn sàng cho thời kỳ phục hưng công nghệ riêng của mình.

Bình: Hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay rất giống hoàn cảnh của Hàn Quốc hay Trung Quốc trước đây. Các quốc gia này đều trải qua chia cắt và nhiều khó khăn để có được quá trình phát triển bền vững. Rất nhiều nhà đầu tư nhận xét rằng Việt Nam đang chậm hơn Hàn Quốc 20 năm và chậm hơn Trung Quốc 10 năm.Chúng tôi nhận thấy Việt Nam đang phát triển nhanh. Các nhà đầu tư rất hào hứng khi chứng kiến Việt Nam phát triển nhanh như thế nào trong 4-5 năm qua, kể từ lần cuối quỹ đầu tư mạo hiểm gọi vốn. Việt Nam có một lực lượng lao động trẻ và tài năng cộng với một cộng đồng lớn các công ty startup.

Eddie: Các cơ hội đầu tư thường trải dài trong nhiều năm. Hiện nay, các ngành như logistic, du lịch vẫn đang rất tiềm năng trong khi các ngành như thương mại điện tử hay truyền thông lại đang dễ đổ vỡ. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa thấy có yếu tố định giá nào tác động mạnh đến các startup trong khu vực.

Các bạn đang có dự định đầu tư vào cácstartup nào?

Bình: Chúng tôi hứng thú với các startup về công nghệ ở Việt Nam. Tôi nghĩ có 4 lĩnh vực đang có tiềm năng rất lớn là: fintech (kinh doanh dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ), logistic, thương mại điện tử và phần mềm dịch vụ SaaS/B2B.

Hiện nay, 500 Startups đang đầu tư vào các công ty nào ở Việt Nam?

Eddie: Chúng tôi hiện đang rất hào hứng với toàn bộ12 công ty mà 500 Startups đang đầu tư. Phần nhiều trong số đó đã có website, số khác vẫn đang trong giai đoạn chuẩn bị.

Bình: Một trong số các công ty chúng tôi đầu tư báo cáo đã đạt doanh thu 5 triệu USD trong vài tháng hoạt động. Một công ty khác đạt doanh thu 40.000 USD với tốc độ tăng trưởng 50% mỗi tháng ngay khi chưa thực hiện vòng gọi vốn hạt giống. Chúng tôi rất hào hứng với tốc độ tăng trưởng mà các startup ở Việt Nam có thể đạt được. Các công ty này, với số vốn đầu tư ít hơn, nhưng hoàn toàn không thua kém các công ty ở Mỹ về tài năng và tốc độ tăng trưởng.

Eddie Thai thuyết trình trongmộtsự kiện hợp tác tổ chứcgiữa Phòng Thương mạiMỹ tại Việt Nam, Eurocham và nhóm các nhà doanh nghiệp Anh tại Việt Nam - Ảnh: Facebook Eddie Thai

Các bạn gia nhập 500 Startups đã gần 1 năm. Đâu là bài học lớn nhất các bạn học được ở đây?

Bình: Nhiều hơn những gì mong đợi, tôi may mắn được làm việc với các nhà sáng lập sở hữu rất nhiều kỹ năng và nền tảng đa dạng. Tôi ấn tượng và rất tự hào về các đồng nghiệp mình đang làm việc cùng…

Eddie: Tuy nhiên, chúng tôi cũng chứng kiến một cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các tài năng. Mỗi tuần lại có những người tài mới gia nhập công ty, rất giống như cuộc cạnh tranh ở thung lũng Silicon. Điều này đặc biệt đúng đối với những ai có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng sản phẩm. Vì thế, chúng tôi đang hỗ trợ các startup để họ có thể thu hút và giữ chân nhân tài.

Các bạn có lời khuyên nào cho cácstartup lần đầu khởi nghiệp ở Việt Nam?

Eddie: Tôi phải khẳng định rằng bạn có thể làm được nhiều hơn những gì bạn nghĩ đấy. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, bạn cần phải có một mục tiêu lớn, bước đi từng bước nhỏ, tìm kiếm lời khuyên và thường xuyên thất bại (để được thành công sớm hơn) và nhanh chóng mở rộng quy mô.

Bình: Nếu bạn có những người đồng sáng lập hay những người đồng hành tài năng, hãy làm mọi thứ để giữ chân họ. Đừng ngần ngại tạo không gian cho các tài năng phát huy và phát triển.

Theo bạn, Việt Nam cần làm gì để trở thành điểm đến của thế giới công nghệ?

Bình: Những yếu tố cần thiết như người sáng lập, đội ngũ và vòng gọi vốn hạt giống, tất cả đều đang sẵn sàng ở Việt Nam. Không những thế, những gì Việt Nam đang thiếu sót, có rất nhiều người đang làm việc cật lực để giải quyết những thiếu sót này… Chúng tôi muốn nhìn thấy những quy tắc minh bạch và thân thiện hơn với nhà đầu tư như giảm thiểu các quy định về giới hạn sở hữu nước ngoài, giúp việc thành lập doanh nghiệp dễ dàng hơn.

Eddie: Việt Nam cũng cần cơ sở vật chất tốt hơn về hậu cần, các dịch vụ thanh toán và kết nối. Cácví dụ điển hình cho việc nâng cao cơ sở vật chất này là xây dựng sân bay mới ở TP.HCM với nhiều đường bay quốc tế hơn, xây dựng tuyến metro và phủ sóng wifi toàn thành phố.

Bình: Để trở thành một điểm đến của thế giới công nghệ, Việt Nam nên nâng cao điều kiện sống cho mọi người, khiến người dân sinh hoạt và làm việc dễ dàng hơn. Một ví dụ rất điển hình là Đà Nẵng. Lần cuối cùng tôi đến Đà Nẵng, tôi đã rất ấn tượng với kế hoạch xây dựng thành phố với sân bay tương lai và nhiều con đường rộng rãi hơn. Xét trên tiêu chí điều kiện sống thì Đà Nẵng là một trong những thành phố yêu thích của tôi.

Những dự định tiếp theo của 500 Startups ở Việt Nam là gì?

Eddie: 500 Startups đã đầu tư vào 12 công ty Việt Nam trong vòng 12 tháng qua và chúng tôi đang muốn đẩy nhanh tiến độ. Chúng tôi đã có những sáng kiến mới đang được thực thi và nhiều sáng kiến khác đang được xem xét nhằm hỗ trợ các startup ở Việt Nam.

Bình: Cụ thể, chúng tôi muốn tập huấn cho các nhà đầu tư thiên thần (cá nhân bỏ vốn đầu tư vào startup) ở Việt Nam về việc đầu tư vào các startup trong lĩnh vực công nghệ, giúp các nhà đầu tư trong khu vực nhận biết và tiếp cận các cơ hội ở Việt Nam. Chúng tôi cũng hướng tới cung cấp nguồn lực cho các nhà sáng lập (như các mẹo hay các cách quản lý phát triển sản phẩm, tốc độ tăng trưởng và gọi vốn) đồng thời giúp đỡ các startup về các vấn đề pháp lýđể họ có nhiều thời gian hơn nhằm xây dựng công ty vững mạnh.

Eddie: Cuối cùng, chúng tôi cũng muốn giúp các công ty và doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam tận dụng lợi thế của cuộc cách mạng công nghệ bằng việc hợp tác với các startup hay đầu tư vào các sáng kiến mới.

Minh Thùy
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trò chuyện cùng hai thủ lĩnh của Quỹ 500 Startups tại Việt Nam