Bà Mai Kim Quy sinh trên quần đảo Hoàng Sa ngày 7.12.1939. Bà là con gái của ông Mai Xuân Tập, nhân viên khí tượng trên quần đảo Hoàng Sa. 

Trưng bày giấy chứng sinh của người Việt trên đảo Hoàng Sa từ năm 1939

Một Thế Giới | 23/02/2016, 16:18

Bà Mai Kim Quy sinh trên quần đảo Hoàng Sa ngày 7.12.1939. Bà là con gái của ông Mai Xuân Tập, nhân viên khí tượng trên quần đảo Hoàng Sa. 

Hôm nay (23.2) Q.Thanh Khê (Đà Nẵng) tổ chức lễ hội Cầu ngư năm 2016 cho ngư dân ra biển. Cũng tại đây, chủ quyền Hoàng Sa tiếp tục được trưng bày và thuyết minh. Đây là lần đầu tiên TP.Đà Nẵng tổ chức thuyết minh, giới thiệu và cung cấp thông tin về các tư liệu Hoàng Sa trong lễ hội Cầu ngư.
Anh Trần Văn Chuẩn, phòng Trưng bày – Đối ngoại, Bảo tàng Đà Nẵng cho biết, quận Đoàn Thanh Khê phối hợp cùng bảo tàng tổ chức hoạt động trưng bày này. Trong sáng 23.2, cũng có rất nhiều em học sinh tham gia nghe thuyết trình và tìm hiểu những tư liệu về quần đảo Hoàng Sa.
Em Phạm Tấn Tinh Khuê, học sinh lớp 5/2 trường Tiểu học Thanh Khê (TP.Đà Nẵng) nói: “Sau khi nghe thuyết trình, em được biết quần đảo Hoàng Sa đã có từ rất lâu và do người Việt Nam khai phá”.
Hoang Sa, nguoi Viet sinh o Hoang Sa, le hoi Cau ngu, Da Nang, Le Dinh Dung
 Học sinh tiểu học tìm hiểu về Hoàng Sa.
Trong số 15 tư liệu về Hoàng Sa được trưng bày, có nhiều tư liệu quý như Đại Nam nhất thống toàn đồ, là bản đồ hành chính đầu tiên của triều Nguyễn, được vẽ dưới triều vua Minh Mạng (1840), thể hiện rõ ràng 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Gian trưng bày còn có bản đồ in trong sách "Khải đồng thuyết ước" được in lần đầu vào năm Tự Đức thứ 6 (1853) làm sách giáo khoa tiểu học. Việc Hoàng Sa được đưa vào sách giáo khoa cho thấy vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và việc giáo dục ý thức chủ quyền cho lớp trẻ rất được triều Nguyễn coi trọng. Tấm bản đồ do Pieter (người Hà Lan) vẽ năm 1594 thể hiện quần đảo Hoàng Sa ở ngoài khơi được chú thích là Pracel (Hoàng Sa), còn vùng đất liền trong bờ biển miền Trung được ghi chú là Costa de Pracel (Bờ biển Hoàng Sa).
Mot nguoi Viet sinh tren dao Hoang Sa nam 1939-hinh-anh-1
 Giấy chứng sinh của bà Mai Kim Quy.
Trong số các tư liệu được trưng bày, có một tư liệu rất độc đáo đó là Giấy chứng sinh của bà Mai Kim Quy sinh trên quần đảo Hoàng Sa ngày 7.12.1939. Bà Mai Kim Quy là con gái của ông Mai Xuân Tập, nhân viên khí tượng trên quần đảo Hoàng Sa. 
Về tài liệu độc đáo này, anh Trần Văn Chuẩn cho biết: “Tư liệu này cho thấy, từ rất lâu đã có người Việt sinh sống và làm việc trên quần đảo Hoàng Sa. Các tư liệu được trưng bày chứng tỏ việc quản lý về mặt nhà nước trên quần đảo này diễn ra liên tục từ thời phong kiến đến tận ngày nay”.
Lê Đình Dũng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trưng bày giấy chứng sinh của người Việt trên đảo Hoàng Sa từ năm 1939