Bộ Ngoại giao Trung Quốc mới đây đã có những phát biểu lên án các nhà lập pháp tại Quốc hội Mỹ trong đó có chủ tịch Hạ viện, bà Nancy Pelosi và Lãnh đạo đa số Thượng viện Mitch McConnell, đồng thời yêu cầu Washington không can thiệp vào chuyện nội bộ của nước này.

Trung Quốc cáo buộc các thành viên Quốc hội Mỹ kích động ‘hỗn loạn tại Hồng Kông’

Hoàng Vũ | 14/08/2019, 12:23

Bộ Ngoại giao Trung Quốc mới đây đã có những phát biểu lên án các nhà lập pháp tại Quốc hội Mỹ trong đó có chủ tịch Hạ viện, bà Nancy Pelosi và Lãnh đạo đa số Thượng viện Mitch McConnell, đồng thời yêu cầu Washington không can thiệp vào chuyện nội bộ của nước này.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm 13.8 tuyên bố rằng những bình luận gần đây từ các nhà lập pháp Mỹ - bao gồm Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi và Lãnh đạo đa số Thượng viện Mitch McConnell là một minh chứng cho mục tiêu thực sự của Washington nhằm kích động sự hỗn loạn ở Hồng Kông.

“Mỹ đã nhiều lần bác bỏ các cáo buộc liên quan đến các vụ bạo lực đang diễn ra ở Hồng Kông. Tuy nhiên, những phát ngôn từ những thành viên của Quốc hội Mỹ đã cung cấp cho thế giới thêm những bằng chứng mới và mạnh mẽ về sự tham gia của họ”, CNBC trích dẫn lời bà Hoa.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn cáo buộc các chính trị gia Mỹ cố tình làm sai lệch các đánh giá của Trung Quốc và kích động các cuộc đụng độ. “Bằng cách bỏ bê và xuyên tạc sự thật, họ đã minh oan cho các tội ác bạo lực là một cuộc đấu tranh cho nhân quyền và tự do, và cố tình hiểu sai công việc của cảnh sát Hồng Kông là đàn áp người biểu tình bằng bạo lực chứ không phải là thực thi luật pháp, chống lại tội ác và giữ vững trật tự xã hội”.

“Họ thậm chí còn xúi giục người dân Hồng Kông tham gia đối đầu với chính quyền đặc khu và chính quyền trung ương”, bà Hoa nói và nhấn mạnh: “Chúng tôi trân trọng nhắc nhở về sự thật đơn giản rằng các vấn đề về Hồng Kông hoàn toàn thuộc vềvấn đề nội bộ của Trung Quốc, và các người không có quyền cũng như không đủ điều kiện để bình luận một cách bừa bãi về chúng, Mỹ nên lo chuyện của riêng mình thì tốt hơn. Hồng Kông không phải là chuyện của các người”.

Những bình luận trên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc được đưa ra sau khi các nhà lập pháp tại Quốc hội Mỹ thuộc cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ gần đây đều lên tiếng cảnh báo Bắc Kinh không được đàn áp biểu tình Hồng Kông trong bối cảnh tình hình đặc khu kinh tế của Trung Quốc ngày càng phức tạp và chính quyền đại lục đang có động thái điều động quân đội áp sát hòn đảo này.

Lãnh đạo đa số Thượng viện, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Mitch McConnell hôm 12.8 đã cảnh báo Trung Quốc rằng bất kỳ một cuộc đàn áp biểu tình Hồng Kông nào đều sẽ là “hoàn toàn không thể chấp nhận được”.

Các tuyên bố này sau đó nhận được sự hưởng ứng của chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, đánh dấu một trong những lần hiếm hoi Đảng Dân chủ và Cộng hòa cùng chung tiếng nói.

Trên mạng xã hội Twitter cùng ngày, bà Nancy Pelosi viết rằng bà đã "hoảng hốt" khi chứng kiến hành động của cảnh sát Hồng Kông đối với người biểu tình. Chủ tịch Hạ viện Mỹ cho rằng với sự ủng hộ của Bắc Kinh, cảnh sát Hồng Kông đã gia tăng sử dụng bạo lực đàn áp biểu tình và coi người dân tham gia tuần hành là “tội phạm”.

“Nếu chúng ta không lên án những hành động bạo lực tại Hồng Kông chỉ vì lợi ích thương mại (với Trung Quốc), thì chúng ta mất tất cả tư cách đạo đức để lên án vấn đề tương tự ở nơi khác”, Bà Pelosi nói thêm.

Ước tính hàng triệu người Hồng Kông đã xuống đường biểu tình trong nhiều tháng qua để phản đối dự luật dẫn độ sẽ cho phép nghi phạm được gửi đến Trung Quốc đại lục để xét xử tại các tòa án do Bắc Kinh kiểm soát. Nhiều người Hồng Kông cho rằng luật dẫn độ được đề xuất sẽ làm xói mòn quyền tự trị của thành phố.

Các cuộc biểu tình đã tạo nên một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất ở Hồng Kông kể từ khi được trao trả về Trung Quốc 22 năm trước. Điều này cũng đặt ra một thách thức lớn đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trước áp lực của các cuộc biểu tình, đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga hôm 9.7 đã tuyên bố dự luật dẫn độ gây tranh cãi “đã chết”, đồng thời thừa nhận chính quyền đã “thất bại hoàn toàn” trong tiến trình thông qua dự luật.

Tuy nhiên, những nhượng bộ do bà Lâm đưa ra dường như vẫn chưa đủ thuyết phục để làm dịu cơn giận dữ của những người biểu tình, vì không có yêu cầu chính nào của họ - bao gồm rút lại hoàn toàn dự luật, bỏ các cáo buộc chống lại một số người biểu tình, bầu cử lãnh đạo trực tiếp và sự từ chức của bà Lâm, được đáp ứng.

Hoàng Vũ (theo CNBC)
Bài liên quan
Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ sẽ không cho công chức liên bang làm việc từ xa
Đài CNN cho biết Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ (DOGE) do tỷ phú Elon Musk cùng doanh nhân Vivek Ramaswamy lãnh đạo dự kiến thúc đẩy chấm dứt hình thức làm việc từ xa với tất cả cơ quan liên bang nhằm cắt giảm công chức.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc cáo buộc các thành viên Quốc hội Mỹ kích động ‘hỗn loạn tại Hồng Kông’