Từng có tương đối ít ca mắc COVID-19 trong hơn 2 năm qua, Tây Tạng và Hải Nam đang phải đối mặt đợt bùng phát dịch do biến thể phụ của Omicron gây ra.

Trung Quốc cố ngăn bùng phát dịch ở Hải Nam và Tây Tạng, dân hoang mang dù ít ca COVID-19

Sơn Vân | 09/08/2022, 23:52

Từng có tương đối ít ca mắc COVID-19 trong hơn 2 năm qua, Tây Tạng và Hải Nam đang phải đối mặt đợt bùng phát dịch do biến thể phụ của Omicron gây ra.

Hôm 9.8, Trung Quốc đã chạy đua để dập dịch COVID-19 ở trung tâm du lịch Tây Tạng và Hải Nam, với việc các nhà chức trách triển khai nhiều đợt xét nghiệm hàng loạt và phong tỏa các địa điểm để ngăn chặn biến thể Omicron có khả năng lây truyền cao.

Số liệu chính thức cho thấy hôm 8.8, Trung Quốc đại lục đã báo cáo 828 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng trên hơn 12 tỉnh và khu vực, với hơn một nửa trong số đó ở Hải Nam, một địa điểm du lịch nổi tiếng.

Trước đây chỉ ghi nhận một ca mắc COVID-19 có triệu chứng kể từ khi đại dịch bắt đầu hơn 2 năm trước, Tây Tạng nay cũng báo cáo một số trường hợp mới.

Các khu vực của Tây Tạng đã tiến hành xét nghiệm COVID-19 hàng loạt hôm 9.8, bao gồm cả hai thành phố lớn nhất Thành Quan và Nhật Khách Tắc, nơi chính quyền địa phương đình chỉ các sự kiện lớn, đóng cửa các địa điểm giải trí và tôn giáo, đồng thời đóng cửa một số địa điểm du lịch gồm cả Cung điện Potala.

Các nhà chức trách Tây Tạng đã ghi nhận một bệnh nhân COVID-19 tại địa phương có các triệu chứng và 21 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 không có triệu chứng vào ngày 8.8. Dù số ca mắc COVID-19 rất nhỏ so với những nơi khác ở Trung Quốc và trên toàn cầu nhưng đã đánh vào tâm lý của một số cư dân.

"Dù cuộc sống và công việc của tôi không bị ảnh hưởng nhiều và Thành Quan có những hành động rất nhanh chóng, nhưng tôi vẫn khá sốc, vì Tây Tạng đã không có COVID-19 trong khoảng 920 ngày", theo Yungchen, một cư dân Thành Quan 26 tuổi. Cô đã được chủ thông báo để làm việc tại nhà.

"Tôi hơi lo lắng vì chúng tôi không biết khi nào và ở đâu những bệnh nhân đã lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2", Yungchen nói với Reuters.

Yungchen cho biết cô không mong đợi một cuộc phong tỏa kéo dài hàng tháng theo kiểu Thượng Hải ở Thành Quan, nhưng vẫn mua gạo và dầu ăn. Yungchen đã mua đủ thực phẩm để dùng trong 4 đến 5 ngày trong trường hợp cô không thể ăn tối nếu các hạn chế COVID-19 được thắt chặt.

Nhật Khách Tắc, thành phố cửa ngõ vào khu vực Everest ở Tây Tạng, đã lên lịch cho "thời kỳ im lặng" kéo dài 3 ngày, trong đó người dân bị cấm ra vào, với nhiều doanh nghiệp bị đình chỉ hoạt động.

Cả Thành Quan và Nhật Khách Tắc đều đang tiến hành một vòng xét nghiệm COVID-19 hàng loạt,  với vòng thứ hai bắt đầu vào ngày 10.8, truyền hình nhà nước cho biết.

trung-quoc-co-chan-dich-bung-phat-o-trung-tam-du-lich-tay-tang-hai-nam.jpg
Nhiều người xếp hàng tại một địa điểm xét nghiệm axit nucleic trong bối cảnh diễn ra các biện pháp ngăn chặn để hạn chế sự bùng phát dịch COVID-19 ở thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam ngày 6.8 - Ảnh: Reuters

Tại Ngari (A Lý) phía tây của Tây Tạng, một khu vực dân cư thưa thớt thu hút nhiều người hành hương đến núi Kailash (Tu Di), ba thị trấn đã bắt đầu ba vòng xét nghiệm hàng loạt. Trong khi những thị trấn còn lại đã bắt đầu vòng xét nghiệm đầu tiên.

“Nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch có thể bị tổn thương nếu dịch bệnh bùng phát kéo dài”

Các biến thể phụ Omicron đang thách thức chiến lược của Trung Quốc trong việc ngăn chặn nhanh chóng sự lây lan vi rút trong từng cụm nhỏ.

Từng chứng kiến ​​tương đối ít ca mắc COVID-19 trong hơn 2 năm qua, Tây Tạng và Hải Nam đang phải đối mặt với rủi ro về các hạn chế thắt chặt dai dẳng khi nền kinh tế Trung Quốc suy yếu. Nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch của Tây Tạng và Hải Nam có thể đặc biệt dễ bị tổn thương nếu dịch bệnh bùng phát kéo dài.

Vào năm 2019, Tây Tạng đã đón nhận kỷ lục 39,6 triệu lượt khách du lịch nội địa bị thu hút bởi khung cảnh thiên nhiên hoang sơ và hứa hẹn của những chuyến du lịch mạo hiểm. Con số này tương đương với 40,9 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến Vương quốc Anh trong năm đó.

Ở vùng nhiệt đới Hải Nam, hàng triệu cư dân đang bị phong tỏa ở một số thành phố và thị trấn, chỉ được phép ra ngoài vì những lý do cần thiết như xét nghiệm COVID-19, mua sắm hàng tạp hóa và thực hiện các công việc cần thiết.

Đông Phương, thành phố với hơn 400.000 cư dân ở tỉnh Hải Nam, đã bắt đầu phong tỏa 3 ngày kể từ hôm 9.8. Thành phố Hải Khẩu đã dỡ bỏ việc phong tỏa kéo dài nhiều giờ vào ngày 8.8.

Khoảng 178.000 khách du lịch bị mắc kẹt trên đảo Hải Nam, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông nhà nước. Hôm 9.8, Hải Nam cho biết một số khách du lịch được phép rời đi nếu họ có kết quả xét nghiệm âm tính.

Chính quyền tỉnh Hải Nam phải áp dụng tất cả biện pháp để đạt được "COVID-19 bằng không ở cấp cộng đồng" vào ngày 12.8, cụ thể là không có ca COVID-19 mới nào xuất hiện trong các cộng đồng bên ngoài khu vực cách ly. Chính quyền Hải Nam cho biết thông tin này trong tuyên bố vào cuối ngày 8.8.

Một quan chức y tế tỉnh nói thành công của Hải Nam trong việc ngăn chặn các cụm dịch nhỏ hơn vào tháng 4 và tháng 7 vừa qua đã khiến các quan chức, người dân hài lòng.

"Chúng tôi vẫn còn nhiều thiếu sót và yếu kém trong điều tra dịch tễ học, xét nghiệm, điều trị COVID-19", Zhou Changqiang, người đứng đầu Ủy ban Y tế tỉnh Hải Nam, nói với đài truyền hình cuối ngày 8.8.

Bài liên quan
BA.5 gây tái nhiễm và mắc COVID-19 nặng nhiều hơn BA.2, thử nghiệm 2 kháng thể chặn BA.4/BA.5
So với Omicron BA.2, BA.5 có liên quan đến tỷ lệ gây nhiễm SARS-CoV-2 lần thứ thứ hai cao hơn bất kể tình trạng tiêm vắc xin, theo một nghiên cứu từ Bồ Đào Nha.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc cố ngăn bùng phát dịch ở Hải Nam và Tây Tạng, dân hoang mang dù ít ca COVID-19