Chính phủ Trung Quốc ngày 1.12 ban hành văn bản yêu cầu tăng cường công tác phổ cập tiếng nói và chữ viết, trong đó đặt mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ công dân dùng tiếng Trung (tiếng phổ thông) phải đạt 85%.

Trung Quốc đặt mục tiêu 85% công dân dùng tiếng Trung phổ thông vào năm 2025, cộng đồng thiểu số tâm tư

Cẩm Bình | 01/12/2021, 15:47

Chính phủ Trung Quốc ngày 1.12 ban hành văn bản yêu cầu tăng cường công tác phổ cập tiếng nói và chữ viết, trong đó đặt mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ công dân dùng tiếng Trung (tiếng phổ thông) phải đạt 85%.

Theo chính phủ Trung Quốc, việc sử dụng tiếng Trung (phổ thông) chưa cân đối và chưa tương xứng, sự đổi mới trong tiếng nói và chữ viết chưa thích ứng với nhu cầu phát triển thời đại công nghệ thông tin, nên cần được cải thiện. Vì vậy văn bản đề ra lộ trình năm 2025 đạt tỷ lệ 85% công dân dùng tiếng Trung, đến năm 2035 tiếng Trung được phổ cập toàn diện và đầy đủ, đến mọi vùng nông thôn lẫn khu vực dân tộc thiểu số sinh sống.

Để đạt mục tiêu trên, văn bản nêu yêu cầu tăng cường giám sát nhằm đảm bảo tiếng Trung được sử dụng làm ngôn ngữ chính thức của cơ quan nhà nước, trường học, tin tức và các ấn phẩm, truyền thanh, phim và truyền hình, dịch vụ công cùng nhiều lĩnh vực khác; quản lý và chỉnh đốn ngôn ngữ mà các phương tiện truyền thông mạng sử dụng; kiên quyết ngăn chặn ngôn ngữ thô tục lan truyền trên internet.

1000.jpeg
Một lớp học tiếng Trung phổ thông tại Tây Tạng - Ảnh: AP

Động thái nêu trên làm dấy lên lo ngại các phương ngữ vài khu vực (tiếng Quảng Đông, tiếng Phúc Kiến…) cùng ngôn ngữ của dân tộc thiểu số (tiếng Tây Tạng, tiếng Mông Cổ…) sẽ bị mất đi. Nhiều người từng lên tiếng phản đối những thay đổi trong chính sách giáo dục và yêu cầu chầm dứt việc làm theo hướng làm xói mòn vai trò của ngôn ngữ địa phương, họ xem đây là chiến dịch xóa sổ các nền văn hóa không phù hợp với dân tộc Hán giữ vị thế thống trị.

11.jpg
Người dân Nội Mông biểu tình phản đối dùng tiếng Trung làm ngôn ngữ giảng dạy vào năm 2020 - Ảnh: SCMP

Nỗ lực phổ cập tiếng Trung đôi lúc gây nên bức xúc, chẳng hạn cuộc biểu tình lớn ở Nội Mông năm ngoái để phản đối lệnh thay thế tiếng Mông Cổ bằng tiếng Trung phổ thông trong giảng dạy ngữ văn, đạo đức - pháp luật, lịch sử. Người dân địa phương lo ngại ngôn ngữ bản địa dưới chính sách đồng hóa sẽ bị mất. Đã xuất hiện tình trạng học sinh bỏ học, phụ huynh cho con nghỉ và hàng loạt kiến nghị không chấp nhận sách giáo khoa tiếng phổ thông trên mạng xã hội.

Bài liên quan
Trung Quốc chạy đua tích trữ chip từ Mỹ trước khi ông Trump tăng cường lệnh trừng phạt
Khi lệnh hạn chế công nghệ từ Mỹ có thể gia tăng trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, lượng mạch tích hợp Mỹ được nhập khẩu vào Trung Quốc đã tăng vọt.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc đặt mục tiêu 85% công dân dùng tiếng Trung phổ thông vào năm 2025, cộng đồng thiểu số tâm tư