Theo Hệ thống công khai tín dụng doanh nghiệp quốc gia Trung Quốc, nước này vừa lập một quỹ đầu tư nhà nước trị giá 47,5 tỉ USD dành cho ngành bán dẫn.
Khoa học - công nghệ

Trung Quốc đầu tư thêm 47,5 tỉ USD cho ngành bán dẫn

Cẩm Bình 28/05/2024 10:18

Theo Hệ thống công khai tín dụng doanh nghiệp quốc gia Trung Quốc, nước này vừa lập một quỹ đầu tư nhà nước trị giá 47,5 tỉ USD dành cho ngành bán dẫn.

Đây là quỹ đầu tư bán dẫn lớn nhất từ trước đến nay với nguồn vốn từ 6 ngân hàng quốc doanh lớn nhất nước, cho thấy rõ tham vọng xây dựng vị thế cường quốc công nghệ của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Hệ thống công khai tín dụng doanh nghiệp quốc gia Trung Quốc cho biết quỹ này mới là giai đoạn thứ 3 của Quỹ đầu tư công nghệ mạch tích hợp quốc gia (ICF) nhằm đạt mục tiêu tự chủ trong ngành bán dẫn do kế hoạch “Made in China 2025” đề ra.

Khi giới thiệu ICF vào năm 2014, Bộ Công nghiệp và công nghệ thông tin Trung Quốc tuyên bố các khoản đầu tư sẽ đưa ngành bán dẫn nội địa đạt chuẩn quốc tế vào năm 2030, lĩnh vực nhận đầu tư chính là sản xuất, thiết kế chip, thiết bị cùng vật liệu sản xuất.

trung.jpg

Tham vọng xây dựng vị thế cường quốc công nghệ của ông Tập đối mặt với không ít rào cản lớn. Vài năm gần đây ICF dính vào bê bối tham nhũng, một số nhân vật hàng đầu trong các công ty chip quốc doanh bị điều tra. Ngoài ra Mỹ còn áp đặt thêm hàng loạt biện pháp kiểm soát xuất khẩu ngăn doanh nghiệp Trung Quốc mua chip tiên tiến lẫn thiết bị sản xuất. Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang cố thuyết phục nhiều đồng minh trong đó có Hà Lan và Nhật Bản (hai nước độc quyền cung cấp máy in thạch bản cực tím) hưởng ứng.

Năm ngoái, tập đoàn Huawei gây sốc khi tung ra điện thoại thông minh mới sở hữu chip 7 nano mét do đối tác SMIC sản xuất. Giới phân tích không thể nào hiểu được làm sao Trung Quốc sản xuất được con chip như vậy giữa lúc bị loạt biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ bủa vây.

Gặp gỡ Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte vào tháng 3 vừa qua, ông Tập tuyên bố “không thế lực nào có thể ngăn cản Trung Quốc phát triển khoa học công nghệ”.

Bài liên quan
Áp thuế chống bán phá giá với thép HRC Trung Quốc: Hòa Phát sẽ hưởng lợi lớn?
Tại Việt Nam, chỉ Hòa Phát và Formosa sản xuất được thép cán nóng. Nếu áp thuế chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc, 2 doanh nghiệp (DN) này sẽ hưởng lợi lớn nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc đang ở giai đoạn 'đủ độ chín'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc đang ở giai đoạn "đủ độ chín" sau hơn 30 năm thiết lập. Quan hệ song phương phát triển tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc đầu tư thêm 47,5 tỉ USD cho ngành bán dẫn