Trung Quốc vừa công bố kế hoạch biến Thâm Quyến - trung tâm công nghệ cao - thành "động cơ cốt lõi" của cải cách nhằm thúc đẩy tăng trưởng và sáng tạo.

Trung Quốc dồn toàn lực để phát triển Thâm Quyến cạnh tranh với Hồng Kông

Hoàng Vũ | 13/10/2020, 13:16

Trung Quốc vừa công bố kế hoạch biến Thâm Quyến - trung tâm công nghệ cao - thành "động cơ cốt lõi" của cải cách nhằm thúc đẩy tăng trưởng và sáng tạo.

Được xem là "Thung lũng Silicon của Trung Quốc", thành phố Thâm Quyến đang dần trở thành nơi chắp cánh cho những sáng tạo mới mẻ.Thâm Quyến đã vượt qua Bắc Kinh, trở thành "xưởng sản xuất" bằng sáng chế lớn nhất đất nước, chiếm hơn một nửa số ứng dụng sáng chế quốc tế vào năm 2018.

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), kế hoạch được công bố hôm 11.10, trước chuyến thăm Thâm Quyến (tỉnh Quảng Đông) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào 14.10, nhân kỷ niệm 40 năm thành lập đặc khu kinh tế Thâm Quyến.

Kế hoạch kéo dài trong giai đoạn 2020-2025 cho phép trao thêm nhiều quyền tự chủ cho Thâm Quyến trong việc sử dụng đất đai, công nghệ, cải tiến, nền kinh tế dữ liệu số và tuyển dụng người nước ngoài. Tuy nhiên, kế hoạch không đề cập quá nhiều tới cách Thâm Quyến có thể áp dụng để vượt qua những khó khăn hiện tại, như môi trường thương mại quốc tế bất lợi hay các biện pháp do Mỹ dẫn đầu nhằm kiềm tỏa Trung Quốc.

Nội dung kế hoạch bao gồm một loạt lĩnh vực, từ cải cách thị trường tài chính tới phát triển thị trường dữ liệu, đồng thời kêu gọi Thâm Quyến đóng vai trò đầu tàu trong Khu vực Vịnh Lớn. Đây là một khu vực phát triển nhằm mục đích liên kết các đặc khu Hồng Kong, Macau, thành phố Thâm Quyến, Quảng Châu và 7 thành phố khác thuộc tỉnh Quảng Đông thành một trung tâm kinh tế kinh doanh giống như mô hình Vịnh San Francisco (Mỹ) và Vịnh Tokyo (Nhật).

"Theo sự hướng dẫn và chỉ đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình về xây dựng chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Hoa trong thời kỳ đổi mới.... trao cho Thâm Quyến quyền tự chủ lớn hơn để thực hiện cải cách trong các lĩnh vực mới và quan trọng.

Nó hỗ trợ Thâm Quyến đi đầu trong cải cách và mở cửa từ một vị trí thuận lợi hơn, ở cấp độ cao hơn với mục tiêu lớn hơn. Thâm Quyến sẽ đẩy mạnh hợp tác với Hồng Kông ở cấp độ cao hơn và tăng cường vai trò như một động cơ cốt lõi trong quá trình phát triển của Khu vực Vịnh lớn, đồng thời làm tốt việc nêu gương xây dựng một thành phố kiểu mẫu đại diện cho một đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại, tràn đầy sức sống", SCMP trích dẫn nội dung của kế hoạch nói trên.

tham-quyen-2.jpg
Thành phố Thâm Quyến thuộc tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) - Ảnh: Tân Hoa xã

Guo Wanda, phó chủ tịch điều hành của Viện Phát triển Trung Quốc, một tổ chức tư vấn ở Thâm Quyến, cho biết cải cách sẽ được thử nghiệm ở thành phố.

“Bản kế hoạch nêu rõ mong muốn biến Thâm Quyến thành lá cờ tiên phong trong mục tiêu mở cửa nền kinh tế Trung Quốc. Thâm Quyến đang ở một vị trí thuận lợi trong việc tiến hành nhiều cải cách hơn nữa bởi nó có nền tảng tốt và nhiều vấn đề mà Thâm Quyến đối mặt cũng liên quan tới những khu vực khác ở Trung Quốc”, Guo nhận định.

Tuy nhiên, ông Guo cũng lưu ý về tình hình Thâm Quyến đã khác rất nhiều so với cách đây 40 năm vì thành phố này cũng đang đối mặt với thách thức về việc thiếu đất đai và dịch vụ công. "Một số cải cách trong kế hoạch đã đề cập đến những thách thức hiện tại của Thâm Quyến như thiếu quỹ đất và dịch vụ không tương xứng", ông nói.

Trong khi đó Zhang Hongqiao, một đại biểu của Hội đồng nhân dân thành phố Thâm Quyến, cơ quan lập pháp của thành phố, cho rằng kế hoạch này không thể coi là thuốc chữa bách bệnh cho Thâm Quyến vì một số vấn đề của nó liên quan tới việc tách rời tương quan giữa Trung Quốc và Mỹ.

Zhang nhấn mạnh việc chú trọng phát triển dữ liệu lớn sẽ là hướng đi tốt cho Thâm Quyến, cho phép thành phố thử nghiệm các biện pháp mới chưa từng thấy ở những khu vực khác tại Trung Quốc. Ông cũng cảnh báo rằng kế hoạch không lập tức đưa ra giải pháp cho hai thách thức lớn nhất của thành phố là giá bất động sản cao và thiếu quỹ đất.

Quan chức này nghi ngờ liệu Thâm Quyến có thể đóng vai trò dẫn đầu ở Khu vực Vịnh lớn không, bởi mọi thành phố trong khu vực này đều đóng vai trò khác nhau.

“Vai trò của mỗi thành phố trong Khu vực Vịnh Lớn phụ thuộc vào việc liệu họ có thể thích ứng với những thay đổi của tình hình trong nước và quốc tế để từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của mình hay không. Đây không phải là điều mà kế hoạch này có thể giải đáp", Zhang nói.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc dồn toàn lực để phát triển Thâm Quyến cạnh tranh với Hồng Kông