Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây cho biết Trung Quốc muốn tham gia một hiệp ước hạn chế vũ khí hạt nhân ba bên. Nhiều nhà quan sát không đánh giá cao khả năng này.

Trung Quốc khó chấp nhận bị kiểm soát vũ khí hạt nhân

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 05/05/2019, 15:19

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây cho biết Trung Quốc muốn tham gia một hiệp ước hạn chế vũ khí hạt nhân ba bên. Nhiều nhà quan sát không đánh giá cao khả năng này.

Phát biểu về cuộc điện đàm cùng người đồng cấp Nga Vladimir Putin vào ngày 3.5, Tổng thống Trump cho biết hai ông thảo luận vấn đề kết nạp Trung Quốc vào Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (New START).

Theo Tổng thống Trump: “Chúng tôi đề cập đến khả năng mở rộng thành hiệp ước ba bên. Trung Quốc rất muốn tham gia, tôi đã nói chuyện với họ. Vì vậy tôi nghĩ nên bắt đầu (quá trình bàn hiệp ước mới) giữa Nga và Mỹ rồi sau đó thêm Trung Quốc vào”.

New START có hiệu lực từ năm 2011, đến năm 2021 sẽ hết hạn (vẫn có thể gia hạn nếu đạt thỏa thuận). Hiệp ước quy định hai nước ký kết là Nga và Mỹ giảm số đầu đạn hạt nhân chiến lược đã triển khai xuống không quá 1.550, cũng như hạn chế hệ thống phóng tên lửa do hai quốc gia sở hữu.

Trung Quốc được cho chưa triển khai chưa triển khai đầu đạn hạt nhân nào, nhưng không ngừng tăng cường năng lực hạt nhân. Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) xác định cường quốc châu Á này có khoảng 280 đầu đạn hạt nhân,kém xa Mỹ (6.450) lẫn Nga (6.850).

Tổng thống Trump hôm 3.5 còn ngỏ ý nhân dịp đàm phán thương mại nói về cắt giảm vũ khí: “Chúng tôi nhắc đến chuyện này trong các cuộc đàm phán thương mại. Họ rất hào hứng”. Ông mong đợi hiệp ước mới toàn diện hơn.

Trước nhận xét ba nước (Mỹ, Nga, Trung) nên chi tiền cho nhiều thứ khác thay vì vũ khí mà nhà lãnh đạo Washington đưa ra trong lần gặp mới đây, Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đáp lời: “Tôi nghĩ đây là một ý kiến tốt”.

Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc tại Nhà Trắng - Ảnh: Reuters

Nhưng nhà nghiên cứu Triệu Thông thuộc Trung tâm Chính sách toàn cầu Thanh Hoa – Carnegie khuyến cáo: “Nếu dựa vào phát ngôn trên kết luận Trung Quốc hào hứng tham gia hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân thì Tổng thống Trump hoàn toàn hiểu sai về Trung Quốc. Trên thực tế thì phản ứng từ phía họ khá tiêu cực, chẳng thể hiện sự quan tâm nghiêm túc”.

“Trung Quốc lo sợ Mỹ tìm cách giành lợi thế cạnh tranh bằng cách rút khỏi những thỏa thuận kiểm soát vũ khí chẳng hạn như Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), qua đó một mặt tự do nâng cao sức mạnh quân sự chống Trung Quốc, mặt khác gây áp lực buộc nước này tự hạn chế năng lực chiến lược”, nhà nghiên cứu Triệu phân tích.

Sau khi Mỹ đình chỉ INF chuẩn bị rút khỏi vào tháng 2.2019, Thủ tướng Đức Angela Merkel bày tỏ hy vọng biến hiệp ước thành một thỏa thuận toàn cầu bao gồm cả Trung Quốc. Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì lập tức lên tiếng từ chối, đồng thời khẳng định họ phát triển năng lực hoàn toàn phù hợp với nhu cầu quốc phòng và không hề đe dọa bất cứ ai.

Lúc này Trung Quốc chưa bình luận gì về những gì Tổng thống Trump tuyên bố. Tuy nhiên một vài nhà phân tích nhận định khả năng giới chức Bắc Kinh chấp nhận gia nhập New START là rất thấp.

Nhà nghiên cứu Adam Ni thuộc Đại học Macquarie (Úc) cho biết dù đang nhanh chóng gia tăng quy mô kho vũ khí hạt nhân, nhưng Trung Quốc không thấy an tâm đối với khả năng ngăn chặn tấn công hạt nhân của chính mình.

“Trung Quốc tự nhận thấy bản thân ở thế yếu hơn Mỹ và Nga, nên triển vọng họ tự nguyện tham gia bất cứ cơ chế kiểm soát vũ khí nào gần như bằng không”, theo nhà nghiên cứu Adam Ni.

Giáo sư Trương Bác Hội đến từ Đại học Lĩnh Nam có cùng quan điểm. Ông còn lưu ý chính các hệ thống phòng thủ của Mỹ là động lực khiến Trung Quốc quyết tâm hiện đại hóa quân đội, phát triển năng lực hạt nhân.

Cẩm Bình (theo SCMP)
Bài liên quan
'Bitcoin Jesus' bị bắt tại Tây Ban Nha vì tội trốn thuế 48 triệu USD ở Mỹ
Roger Ver, nhà đầu tư vào Bitcoin thời kỳ đầu được mệnh danh là "Bitcoin Jesus", đã bị bắt tại Tây Ban Nha theo cáo buộc của Mỹ rằng ông trốn tránh nộp ít nhất 48 triệu USD tiền thuế, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết hôm 30.4.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Loạt chính sách có hiệu lực từ tháng 5
Giá điện được điều chỉnh 3 tháng/lần; tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc khó chấp nhận bị kiểm soát vũ khí hạt nhân