Phán quyết ngày 12.7 của Tòa Trọng tài thường trực kết luận Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ ngăn chặn các vụ va chạm và các vấn đề liên quan đến an toàn hàng hải.

Trung Quốc 'không có quyền lịch sử' trên Biển Đông

Cẩm Bình | 12/07/2016, 17:48

Phán quyết ngày 12.7 của Tòa Trọng tài thường trực kết luận Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ ngăn chặn các vụ va chạm và các vấn đề liên quan đến an toàn hàng hải.

Khoảng 16 giờ (giờ Việt Nam) ngày 12.7, Tòa Trọng tài thường trực ở The Hague (Hà Lan) - PCA đã công bốphán quyếttuyên bố Philippines thắng kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, trong đó đặc biệt kết luận yêu sách “đường 9đoạn” của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý.

Theo thông cáo báo chícủa Tòa Trọng tài thường trực, tòa kết luận: "Trung Quốc không hề có cơ sở pháp lý nào để nước này có quyền tuyên bố chủ quyền lịch sử đối với các tài nguyên, theo các quyền được quy định trong Công ước LHQ về luật biển 1982 (UNCLOS) trong vùng biển trong phạm vi đường 9đoạn”.

Ngoài ra, PCAcũng đã xác định các thực thể nổi khi thủy triều lên (high-tide feature) trong quần đảo Trường Sa như bãi cạn Scarborough, đáChữ Thập là “đá” (rock) hợp pháp, do đó không tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.

PCA còn kết luận Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ ngăn chặn các vụ va chạm và các vấn đề liên quan đến an toàn hàng hải.

Cuối cùng, Tòa Trọng tài thường trựctuyên bố Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế khi không ngăn chặn ngư dân Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế của Philippines đánh bắt cá;xây dựng các đảo nhân tạo và ngăn cản hoạt động đánh bắt cá của ngư dân Philippines cũng như can thiệp vào hoạt động thăm dò dầu khí của Philippines (ở bãi Cỏ Rong).

Cẩm Bình
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu 4 Ủy viên Bộ Chính trị
16 phút trước Theo dòng thời sự
Trung ương giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc 'không có quyền lịch sử' trên Biển Đông