Nền kinh tế Trung Quốc nói chung và hệ thống kinh tế của nước này nói riêng sẽ phải đối mặt với một sự thay đổi được đánh giá là vô cùng lớn trong thời gian tới, khi Thống đốc hiện tại của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên chuẩn bị tới thời điểm nghỉ hưu.

Trung Quốc lo ngại việc thống đốc Ngân hàng T.Ư chuẩn bị nghỉ hưu

Nhàn Đàm | 16/02/2018, 08:45

Nền kinh tế Trung Quốc nói chung và hệ thống kinh tế của nước này nói riêng sẽ phải đối mặt với một sự thay đổi được đánh giá là vô cùng lớn trong thời gian tới, khi Thống đốc hiện tại của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên chuẩn bị tới thời điểm nghỉ hưu.

Nền kinh tế Trung Quốc nói chung và hệ thống kinh tế của nước này nói riêng sẽ phải đối mặt với một sự thay đổi được đánh giá là vô cùng lớn trong thời gian tới, bởi Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) Chu Tiểu Xuyên chuẩn bị tới thời điểm nghỉ hưu. Đây được đánh giá không chỉ đơn thuần là sự thay đổi nhân sự ai sẽ thay ông Chu nắm giữ chiếc ghế Thống đốc, mà còn quyết định xem hướng đi trong tương lai của hệ thống tài chính cũng như của nền kinh tế Trung Quốc, khi Chủ tịch nước Tập Cận Bình đang có những kế hoạch vĩ mô khổng lồ trong thời gian tới.

Lật ngược lại quá khứ sẽ cho chúng ta một cái nhìn bao quát hơn về vấn đề này. Chu Tiểu Xuyên nắm giữ ghế Thống đốc của PBOC từ năm 2002 và khó có thể hình dung hết vai trò của ông đối với PBOC nói riêng và hệ thống tài chính Trung Quốc nói chung. Ông Chu đã đưa PBOC từ một cơ quan quản lý tài chính quan liêu khá bảo thủ và trì trệ trở thành một ngân hàng trung ương đúng nghĩa với những tiêu chuẩn chung của quốc tế: PBOC trở nên minh bạch hơn, hiệu quả hơn và đóng một vai trò quan trọng trong việc điều hành chính sách tỷ giá và tiền tệ của Trung Quốc. Nhưng dù vậy, nó vẫn chưa hoàn thiện và người kế nhiệm ông Chu sẽ còn rất nhiều việc phải làm để thúc đẩy PBOC phát triển và hiệu quả hơn nữa.

Tuy nhiên, người kế nhiệm ông Chu được dự báo sẽ không chỉ đơn giản là tiếp quản cách điều hành quản lý đã được ông Chu định hình và vận hành trơn tru ở PBOC những năm qua. Người kế nhiệmsẽ phải giải quyết bài toán: PBOC cần hướng tới viễn cảnh nào trong bức tranh toàn cảnh, trong đó Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới và chi phối nó.Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vẫn chưa đề cập đến việc ai sẽ kế nhiệm ông Chu ở PBOC, thậm chí ngay cả quá trình tuyển chọn người kế nhiệm này cũng không rõ ràng. Nhưng có vẻ như người kế nhiệm là ai khôngquan trọng lắm, vì hướng đi của kinh tế Trung Quốc nói chung và PBOC nói riêng đều đã được định hình sẵn, và người kế nhiệm chỉ cần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao là ổn.

Hoàn cảnh và các yếu tố trong việc điều hành PBOC thời ông Chu và người kế nhiệm giờ đây có nhiều sự khác biệt nhất định. Trong thời gian nắm giữ chức Thống đốc của ông Chu, Trung Quốc đã giải quyết khá ổn thỏa những vấn đề liên quan đến đồng USD, điều hành tiền tệ và tỷ giá được đánh giá là rất hiệu quả trong việc giải quyết hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới 2009, và cả việc giành được vị thế cho đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ của QuỹTiền tệ Quốc tế (IMF). Khác với thời điểm năm 2002 khi ông Chu mới nhậm chức, Trung Quốc giờ đây là một trong những nước có thế lực nhất trong hệ thống tài chính toàn cầu. Mọi thứ vì thế cũng sẽ khác trước.

Về quy mô nền kinh tế, Trung Quốc đang dần rút ngắn khoảng cách với Mỹ và dự báo sẽ vượt qua Mỹ vào năm 2030, nhưng quy mô của thị trường vốn nước này vẫn tương đối hạn chế. Đó sẽ là nhiệm vụ của người kế nhiệm. Ngoài ra, Trung Quốc cũng không có một ngân hàng trung ương phù hợp với vị thế lãnh đạo thế giới mà Bắc Kinh mong muốn. PBOC nếu so sánh vẫn còn thua kém so với một số các ngân hàng trung ương lớn khác trên thế giới, từ Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cho đến Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hay Ngân hàng Trung ương của Anh và Nhật Bản.

Sự chuyển hướng của nền kinh tế Trung Quốc cũng là một thách thức khác với vị Thống đốc kế tiếp của PBOC. Kinh tế Trung Quốc đang bước vào giai đoạn chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ xuất khẩu và đầu tư sang tiêu dùng nội địa, dịch vụ và công nghệ. Sự chuyển đổi này sẽ tác động lớn đến chính sách tiền tệ và tỷ giá của PBOC, nó sẽ không chỉ đơn thuần là làm yếu đồng nhân dân tệ để hỗ trợ xuất khẩu như trước. Chính sách tỷ giá và tiền tệ của PBOC sẽ phải có một cách tiếp cận mới, linh hoạt và phức tạp hơn, để vừa tránh tác động quá lớn đến xuất khẩu của Trung Quốc vẫn đang có quy mô rất lớn, nhưng cũng phải vừa đủ để hỗ trợ các ngành dịch vụ, công nghệ và tiêu dùng nội địa.

Một bài toán khác cũng rất quan trọng với người kế nhiệm chức Thống đốc PBOC, là nhu cầu về sự ổn định của Đảng và Nhà nước Trung Quốc. Sự ổn định xã hội của Trung Quốc gắn chặt với sự ổn định của hệ thống tài chính, trong khi đó PBOC lại không có nhiều quyền lực và sự độc lập như các ngân hàng trung ương lớn khác trên thế giới.

Bất chấp những bài toán nan giải đó, Thống đốc kế tiếp của PBOC cũng có trong tay những ưu thế nhất định so với ông Chu khi nhậm chức vào năm 2002. Đó là sự gia tăng quyền lực được Bắc Kinh hậu thuẫn, một hệ thống nhân lực tài năng, dự trữ ngoại tệ tương đối dồi dào và một hệ thống tài chính đã trở nên trong sạch và minh bạch hơn so với cách đây hơn một thập niên. Có thể thấy, so với thời ông Chu, Thống đốc kế tiếp của PBOC sẽ phải cho thấy tầm nhìn trong việc phát triển cơ quan này hơn là thiên về các vấn đề mang tính kỹ thuật như trước đây.

PBOC sẽ trở thành một ngân hàng trung ương như thế nào trong tương lai? Đó là một câu hỏi hóc búa. Liệu nó có thể trở thành một Fedthứ hai ngoại trừ yếu tố độc lập khỏi Chính phủ Trung Quốc, hay nó sẽ theo bước các ngân hàng trung ương lớn khác trên thế giới? Nhưng, tương lai rộng mở hơn thì sóng gió cũng sẽ nhiều hơn.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
7 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc lo ngại việc thống đốc Ngân hàng T.Ư chuẩn bị nghỉ hưu