Trung Quốc đã mời Ấn Độ tham gia các nỗ lực để bù đắp tác động của những hoạt động thương mại “đơn phương” và “bảo hộ” của Mỹ trên khắp thế giới trong những tháng gần đây.

Trung Quốc lôi kéo Ấn Độ chống lại ‘sự bắt nạt thương mại’ của Mỹ

Hoàng Vũ | 12/06/2019, 14:13

Trung Quốc đã mời Ấn Độ tham gia các nỗ lực để bù đắp tác động của những hoạt động thương mại “đơn phương” và “bảo hộ” của Mỹ trên khắp thế giới trong những tháng gần đây.

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Hán Huy, "các xung đột thương mại giữa Mỹvà Trung Quốc cùng bóng ma của cuộc xung đột thương mại Mỹ - Ấn" có thể trở thành một chủ đề quan trọng trong các cuộc đàm phán giữa 2 nước vốn đang bị Washington "bắt nạt".

“Chủ nghĩa bảo hộ thương mại và chủ nghĩa đơn phương đang gia tăng một cách nhanh chóng. Làm thế nào để đối phó với những hành động bắt nạt của Mỹ và những động thái của họ đối với hoạt động bảo hộ thương mại là một vấn đề quan trọng”, ông Trương nói.

Bình luận của Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc được đưa ra trước thềm hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), chuẩn bị khai mạc tại thủ đô Bishkek của Kyrgyztan vào cuối tuần này. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bên lề sự kiện trên.

Ông Trương cũng nhấn mạnh rằng hai nhà lãnh đạo Trung - Ấn sẽ đạt được sự hiểu biết sâu sắc hơn về vấn đề “bảo vệ công lý và chống chủ nghĩa bảo hộ thương mại” toàn cầu. Hơn nữa, quan chức này cũng bày tỏ hy vọng hai nước láng giềng sẽ đạt nhất trí về thương mại song phương.

Được biết, năm ngoái, Mỹ đã áp thuế nhập khẩu 25% và 10% lần lượt lên thép và nhôm của Ấn Độ.Kể từ ngày 5.6, Mỹ cũng chính thức chấm dứt ưu đãi thương mại đặc biệt dành cho Ấn Độ theo chương trình hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP). Theo đó, Washingtonxóa bỏ ưu đãi cho phép Ấn Độ được miễn thuế quan đối với gần 2.000 sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ trị giá hơn 5 tỉUSD.

Bước đi này đã được chính quyền Tổng thống Donald Trump cảnh báo từ mấy tháng trước. Không còn được Mỹ coi là nước đang phát triển, Ấn Độ không được tiếp tục hưởng ưu đãi theo hệ thống GSP của Mỹ. Đây là chương trình đã có trong nhiều thập kỷ nhằm giúp thúc đẩy phát triển kinh tế trên toàn cầu.

Ngoài ra, để giữ các nỗ lực thực thi lệnh trừng phạt của mình, Washington cũng buộc New Delhi chấm dứt mua dầu mỏ từ Iran và Venezuela. Mỹ cũng yêu cầu Ấn Độ phải hủy bỏ thỏa thuận mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga.

Những động thái này của Washington đã ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ Mỹ - Ấn và gây ra phản ứng dữ dội chống Mỹ trong xã hội Ấn Độ. Những lời kêu gọi đa dạng hóa quan hệ thương mại, mở rộng sự hợp tác với các nước châu Á và cắt giảm quan hệ với Mỹ đã được vang lên.

Theo Sputnik, đây là cơ hội đối với Trung Quốc trong việc cung cấp cho hàng xuất khẩu Ấn Độ - một phân khúc thị trường mới. Tức là, giảm sự mất cân bằng thương mại khổng lồ giữa Ấn Độ và Trung Quốc. New Delhsẽ tiếp tục phát triển quan hệ với Bắc Kinh. Đồng thời, ảnh hưởng của Mỹ sẽ giảm và Trung Quốc sẽ chiếm vị trí đó và sẽ củng cố vị thế của mình.

Trung Quốc hiệnđang tích cựctìm kiếm các liên minh và đối tác thương mại mới do ảnh hưởng của cuộc thương chiếnkéo dài với Mỹ. Đến nay, Nhà trắng đã áp đặt hàng tỉUSDthuế quan với Trung Quốc và Bắc Kinh đã đáp trả bằng các biện pháp tương tự. Căng thẳng thương mại tiếp tục leo thang sau khi Mỹ tăng cường nỗ lực buộc tập đoàn viễn thông khổng lồ Huawei của Trung Quốc phải ra khỏi thị trường Mỹ và châu Âu.

Hoàng Vũ (theo Sputnik, RT)
Bài liên quan
Chuyên gia tự tin Trung Quốc có thể vượt Mỹ trở thành nước đầu tiên lấy mẫu từ sao Hỏa về Trái đất
Wu Weiren, nhà thiết kế chính của Chinese Lunar Exploration Programme (Chương trình Thám hiểm Mặt trăng Trung Quốc), dự đoán nước này có thể đánh bại Mỹ trong cuộc đua đưa đá từ sao Hỏa về Trái đất. Đây là gợi ý đầu tiên như vậy từ các cơ quan vũ trụ của Trung Quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Du lịch xanh lên ngôi
2 giờ trước Văn hóa
Xu hướng du lịch xanh trong những năm gần đây ngày càng "lên ngôi", được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc lôi kéo Ấn Độ chống lại ‘sự bắt nạt thương mại’ của Mỹ