Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ ba (11.6) đã bảo vệ việc sử dụng thuế quan như một phần trong chiến lược thương chiến của mình, trong khi Trung Quốc tuyên bố sẽ có phản ứng cứng rắn nếu Mỹ tiếp tục leo thang căng thẳng thương mại.

Ông Trump quyết giữ chiến lược thuế quan, bất chấp Trung Quốc 'đáp trả cứng rắn'

Hoàng Vũ | 12/06/2019, 11:55

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ ba (11.6) đã bảo vệ việc sử dụng thuế quan như một phần trong chiến lược thương chiến của mình, trong khi Trung Quốc tuyên bố sẽ có phản ứng cứng rắn nếu Mỹ tiếp tục leo thang căng thẳng thương mại.

“Thuế quan là công cụ đàm phán tuyệt vời”, ông Trump viết trên mạng xã hội Twitter, một ngày sau khi tuyên bố Mỹ đã sẵn sàng áp đặt một đợt thuế quan trừng phạt khác lên Trung Quốc.

Đầu tuần này, ông chủ Nhà Trắng cho biết sẽ tăng thêm thuế lên hàng nhập khẩu Trung Quốc nếu không thể đạt được tiến triển trong các cuộc đàm phán thương mại với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại thượng đỉnh G-20 ở Osaka, Nhật Bản vào cuối tháng này.

Ông Trump đã từng nhiều lần nói rằng ông sẵn sàng gặp ông Tập tại thượng đỉnh G-20, vào cuối tháng Sáu, nhưng Trung Quốc hiện vẫn chưa xác nhận về cuộc gặp này.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng hôm 10.6 một lần nữa khẳng định rằng Bắc Kinh sẽ không bị lôi kéo vào việc xác nhận một cuộc họp Trump -Tập tại G-20. Ông Cảnh cho biết sẽ thông tin về cuộc gặp này một khi Bộ Ngoại giao sẵn sàng.

“Trung Quốc không muốn tham gia cuộc chiến thương mại, nhưng chúng tôi không sợ một cuộc chiến như vậy”, ông Cảnh nói và chorằng cánh cửa của Trung Quốc vẫn mở cho đàm phán dựa trên sự bình đẳng.

Ngoài ra, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn nhấn mạnh: “Nếu Mỹ chỉ muốn leo thang mâu thuẫn thương mại, chúng tôi sẽ kiên quyết đáp trả và chiến đấu tới cùng”.

Tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã nói rằng sau cuộc gặp với ông Tập tại G-20, ông sẽ quyết định có hay không việc hiện thực hóa lời đe dạo áp thuế lên thêm ít nhất 300 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc.

Ông Trump đang rất phấn khích khi chiến thuật đe dọa đánh thuế của ông đã thành công với Mexico. Mỹ và Mexico đã ký thỏa thuận biên giới sau khi ông Trump dọa áp thuế theo lộ trình từ 5% đến 25% lên hàng hóa Mexico nếu nước láng giềng phía nam nước Mỹ này không quyết liệt trong việc ngăn chặn dòng người di cư Trung Mỹ vào Mexico, đi qua biên giới Mỹ.

Cũng trong ngày 11.6, trao đổi với đài CNBC về triển vọng của cuộc gặp thượng đỉnh Trump - Tập sắp tới, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross đã hạ thấp khả năng giải quyết tranh chấp thương chiến và cho rằng cuộc hội đàm đó sẽ “không phải là nơi bất cứ ai thực hiện một thỏa thuận dứt khoát”.

“Tại G-20, nhiều nhất sẽ chỉ là một số thỏa thuận mềm về lộ trình phía trước, nhưng chắc chắn đó sẽ không phải là một thỏa thuận cuối cùng”, ông Ross nói.

Cố vấn kinh tế hàng đầu của Nhà Trắng, ông Larry Kudlow cũngcó phát ngôn tương tự Bộ trưởng Ross trong một cuộc phỏng vấn với CNBC, nói rằng ông hy vọng hai nhà lãnh đạo Mỹ, Trung sẽ gặp nhau tại thượng đỉnh G-20 vàcứu vớt các cuộc đàm phán thương mại song phương giữa hai nước.

“Hai bên đã ở gần như đạt được 90% của một thỏa thuận tuyệt vời trước khi các cuộc đàm phán đổ vỡ hồitháng trước. Chúng tôi muốn quay lại thời điểm khi hai bên có một nền tảng rất tốt”, ông Kudlow nói.

Được biết, Mỹ đã khởi động một cuộc chiến thuế quan với Trung Quốc vào năm 2018, nhằm tìm kiếm những thay đổi cơ cấu sâu rộng từ Bắc Kinh. Nhưng căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã leo thang vào tháng 5 sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump cáo buộc Trung Quốc từ bỏ lời hứa trong việc tạo ra những thay đổi về cấu trúckinh tế trong nhiều tháng đàm phán thương mại.

Hiện, Washington đang thúc ép Bắc Kinh giải quyết những lo ngại, trong đó có việc chấm dứt chuyển giao công nghệ ép buộc, đánh cắp bí mật thương mại. Mỹ cũng muốn Trung Quốc dừng trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước và giúp các công ty Mỹ tiếp cận tốt hơn vào thị trường Trung Quốc.

Vào ngày 10.5, Tổng thống Trump đã áp thêm thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỉ USD hàng Trung Quốc và bắt đầu các động thái đầu tiên trong tiến trình đánh thuế lên 300 tỉ USD hàng hóa nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc. Bắc Kinh cũng đã ngay lập tức đáp trả bằng việc đánh thuế lên thêm 60 tỉ USD hàng hóa Mỹ.

Mỹ cũng đã khiến Trung Quốc tức giận khi liệt tập đoàn công nghệ Huawei -nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, vào danh sách đen và cấm lập tức các công ty Mỹ làm ăn kinh doanh với công ty Trung Quốc này. Các nhà đầu tư lo ngại Trung Quốc sẽ trả đũa bằng cách đưa các công ty Mỹ vào danh sách đen hoặc cấm xuất khẩu sang Mỹ kim loại đất hiếm, được sử dụng trong các sản phẩm như chip nhớ, pin sạc và điện thoại di động.

Minh Hằng (theo Reuters)
Bài liên quan
'Chuyên gia' thẩm mỹ Mr Lee bị bắt vì xúc phạm người khác
Ngày 18.1, Trương Thanh Tịnh bị Công an TP.Thủ Đức khởi tố, bắt tạm giam để điều tra hành vi Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của cá nhân.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Trump quyết giữ chiến lược thuế quan, bất chấp Trung Quốc 'đáp trả cứng rắn'