Trung Quốc vừa ngang nhiên đặt tên cho 80 cấu trúc thuộc hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, sau khi thực hiện hàng loạt hành động trái phép, vi phạm chủ quyền của Việt Nam và gây mất lòng tin ở khu vực.

Trung Quốc ngang nhiên đặt tên cho 80 cấu trúc thuộc Hoàng Sa, Trường Sa

21/04/2020, 11:18

Trung Quốc vừa ngang nhiên đặt tên cho 80 cấu trúc thuộc hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, sau khi thực hiện hàng loạt hành động trái phép, vi phạm chủ quyền của Việt Nam và gây mất lòng tin ở khu vực.

Báo SCMP dẫn thông báo của Bộ Tài nguyên và Bộ Dân chính Trung Quốc nói rằng nước này vừa đặt tên cho 80 cấu trúc thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những cấu trúc đó bao gồm 25 đảo, bãi cạn và bãi đá ngầm, cùng 55 núi và rặng núi dưới biển.

Trung Quốc từng làm điều tương tự vào năm 1983, với việc đặt tên cho 287 cấu trúc ở biển Đông, nơi nhiều nước đang có tranh chấp chủ quyền.

Thông tin được đưa ra chỉ một ngày sau khi Trung Quốc thông báo thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và “quận Nam Sa” (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam) tại “thành phố Tam Sa”.

Việt Nam nhiều lần khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trong tuyên bố đưa ra ngày 19.4, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình biển Đông, khu vực và thế giới, bà Hằng nói.

“Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, huỷ bỏ các quyết định sai trái liên quan đến những việc làm đó và không có những việc làm tương tự trong tương lai”, bà Hằng tuyên bố.

Trong bối cảnh các quốc gia đang tập trung nỗ lực chống đại dịch COVID-19, Trung Quốc lại thực hiện hàng loạt hành động trái phép và gây bất ổn ở biển Đông.

Ngày 2.4, một tàu cá và 8 ngư dân Việt Nam đang hoạt động bình thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì bị tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn cản và đâm chìm.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao công hàm phản đối cho Đại sứ quán Trung Quốc để phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra làm rõ, xử lý nghiêm đối với nhân viên công vụ và tàu Hải cảnh Trung Quốc.

Trước đó, ngày 30.3, Việt Nam gửi công hàm lên Liên Hợp quốc để phản đối hai công hàm của Trung Quốc với những yêu sách vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại biển Đông.

Theo các chuyên gia, Trung Quốc thực hiện chiến thuật “cắt lát salami” trên toàn bộ biển Đông để củng cố những yêu sách phi pháp của mình, xây các đạo nhân tạo và hạ tầng quân sự trong suốt 6 năm qua, bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế.

SCMP dẫn lời ông Collin Koh, một nhà nghiê cứu tại Trường Quốc tế học S Rajaratnam thuộc ĐH Công nghệ Nanyang Singapore, cho rằng những bước đi mới đây của Trung Quốc sẽ chỉ càng khiến các nước ASEAN mất lòng tin, trong lúc hai bên đang đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC).

“Tôi nghĩ những bước đi đó sẽ phản tác dụng với Trung Quốc”, ông Koh nói. Chuyên gia này cho rằng những hành động của Bắc Kinh sẽ làm tăng sự chú ý của quốc tế đối với vấn đề này, điều Trung Quốc vẫn vẫn muốn tránh.

theo Tiền Phong

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc ngang nhiên đặt tên cho 80 cấu trúc thuộc Hoàng Sa, Trường Sa