Trung Quốc mới đây phản đối việc Úc kêu gọi điều tra quốc tế nhằm xác định nguồn gốc của COVID-19 cũng như bác bỏ mọi cáo buộc cho rằng coronavirus "xổng ra" từ phòng nghiên cứu virus Vũ Hán, đồng thời phủ nhận nghi ngờ về tính minh bạch của Bắc Kinh trong việc ứng phó với đại dịch.

Trung Quốc phản đối Úc kêu gọi điều tra về COVID-19, bác các cáo buộc giấu dịch

21/04/2020, 06:12

Trung Quốc mới đây phản đối việc Úc kêu gọi điều tra quốc tế nhằm xác định nguồn gốc của COVID-19 cũng như bác bỏ mọi cáo buộc cho rằng coronavirus "xổng ra" từ phòng nghiên cứu virus Vũ Hán, đồng thời phủ nhận nghi ngờ về tính minh bạch của Bắc Kinh trong việc ứng phó với đại dịch.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng - Ảnh: Reuters

Bộ Ngoại giao Úc hôm 19.4 đã kêu gọi tiến hành cuộc điều tra độc lập nhằm đánh giá phản ứng toàn cầu đối với đại dịch COVID-19, bao gồm các xử lý khủng hoảng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung Quốc.

"Chúng ta cần biết nhiều thông tin chi tiết, và một cuộc điều tra độc lập sẽ giúp chúng ta xác định nguồn gốc của coronavirus, cách xử lý khủng hoảng và chia sẻ thông tin", Ngoại trưởng Úc Marise Payne nói với đài ABC.

Bà Payne cho biết Úc chia sẻ những mối lo ngại tương tự phía Mỹ về sự minh bạch thông tin của chính quyền Trung Quốc liên quan đến đại dịch COVID-19. Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald đã tuyên bố ngừng tài trợ cho WHO với lý do cơ quan này “thiên vị” phía Bắc Kinh, che đậy mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh tại Trung Quốc trước khi đại dịch lan rộng khắp thế giới.

Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 20.4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết Bắc Kinh bày tỏ quan ngại sâu sắc và kiên quyết phản đối về những bình luận của người đứng đầu Bộ Ngoại giao Úc, cho rằng phát biểu của bà Payne “hoàn toàn không có căn cứ” và thiếu tôn trọng sự hy sinh của người dân nước này.

Ông Cảnh cũng lên tiếng phủ nhận cáo buộc về coronavirus có nguồn gốc từ phòng nghiên cứu virus Vũ Hán. "Virus có thể xuất hiện mọi lúc mọi nơi trên thế giới. Giống như bất kỳ quốc gia nào khác, Trung Quốc cũng bị loại virus này tấn công. Trung Quốc là nạn nhân thay vì thủ phạm", ông nói.

Theo quan chức ngoại giao Trung Quốc, WHO cùng các nhà khoa học và chuyên gia y tế công cộng của hầu hết các quốc gia - bao gồm Mỹ - đều cho rằng không có bằng chứng cho thấy coronavirus có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Ông Cảnh sau đó kêu gọi cộng đồng quốc tế nên “hợp tác với nhau, thay vì chỉ trích nhau hoặc thậm chí đòi bồi thường”.

Trước đó, một phát ngôn viên khác của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Triệu Lập Kiên hôm 9.4 cho rằng, dù Trung Quốc là quốc gia đầu tiên báo cáo sự bùng phát của đại dịch COVID-19, nhưng điều đó không có nghĩa là virus này có “nguồn gốc từ Vũ Hán”.

“Một dịch bệnh có thể bắt nguồn từ bất kỳ thành phố, quốc gia hoặc khu vực nào trên thế giới. Nguồn gốc coronavirus là một vấn đề khoa học cần được chứng minh và giải thích bởi các nhà khoa học và chuyên gia y tế. Có một sự công nhận ngày càng tăng rằng cách tiếp cận của Trung Quốc đã có hiệu quả và kinh nghiệm của Trung Quốc đáng để học hỏi”, ông Triệu, người hồi tháng 3 đã tuyên truyền thuyết âm mưu về việc chính quân đội Mỹ mang coronavirus tới Vũ Hán, khẳng định.

Title

Thủ tướng Đức kêu gọi Trung Quốc minh bạch về COVID-19

Hưởng ứng theo các nhà lãnh đạo phương Tây, Thủ tướng Đức Angela Merkel mới đây đã kêu gọi Trung Quốc cần minh bạch “nhất có thể” về sự bùng phát của COVID-19 trong bối cảnh Bắc Kinh đang phải đối mặt với áp lực quốc tế ngày càng tăng liên quan tới nỗ lực ứng phó đại dịch.

"Tôi tin rằng Trung Quốc càng minh bạch về nguồn gốc của cororavirus, thì càng tốt cho mọi người trên thế giới dễ tìm hiểu về nó hơn", bà Merkel nói với các phóng viên ở Berlin hôm 20.4.

Tuyên bố của bà Merkel được đưa ra sau khi nhiều chính trị gia trên thế giới bày tỏ hoài nghi về nguồn gốc và cách xử lý dịch COVID-19 của Trung Quốc cũng như tính chính xác trong các số liệu do chính quyền Bắc Kinh cung cấp.

Tổng thống Donald Trump và giới chức cấp cao của Mỹ thậm chí đã mạnh mẽ chỉ trích Trung Quốc vì điều mà họ khẳng định là thiếu minh bạch sau khi COVID-19 bùng phát tại thành phố Vũ Hán vào cuối năm ngoái. Tuần trước, ông Trump đã ngừng viện trợ cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO) với cáo buộc họ "thiên vị Trung Quốc" và phạm sai lầm trong công tác chống dịch cho toàn cầu.

Tại Anh, Ngoại trưởng Dominic Raab cảnh báo nước này và Trung Quốc sẽ không thể trở lại kinh doanh bình thường sau đại dịch, đồng thời cho biết sẽ cùng các đồng minh đặt câu hỏi cho Trung Quốc về nguồn gốc và cách xử lý COVID-19.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thì cho rằng có những "vùng xám" trong cách Trung Quốc xử lý đại dịch COVID-19. "Đừng quá ngây ngô đến mức nói rằng việc xử lý dịch bệnh của họ tốt hơn nhiều. Chúng ta đã không biết. Có những điều rõ ràng đã xảy ra mà chúng ta không biết", ông Macron nói.

Phản ứng trước những nghi vấn của phương Tây, Trung Quốc luôn một mực phủ nhận những cáo buộc nước này che giấu quy mô đại dịch COVID-19, đồng thời khẳng định Bắc Kinh "chưa bao giờ che đậy" và "không cho phép bất cứ sự che đậy nào", cho rằng những lời buộc tội này không có căn cứ và mang ác ý, nhằm bôi nhọ Trung Quốc.

Trang Nhung (theo Reuters)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
1 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc phản đối Úc kêu gọi điều tra về COVID-19, bác các cáo buộc giấu dịch