Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) ngày 20.10 đã trích đăng bài viết của ông Tống Triết, đặc phái viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Hồng Kông, khẳng định căn bản không hề tồn tại vấn đề “dân chủ tự quyết” với Hồng Kông, bất kể là trước hay sau năm 2047.

Trung Quốc quyết dẹp tư tưởng 'dân chủ tự quyết' tại Hồng Kông

Cẩm Bình | 21/10/2016, 05:21

Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) ngày 20.10 đã trích đăng bài viết của ông Tống Triết, đặc phái viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Hồng Kông, khẳng định căn bản không hề tồn tại vấn đề “dân chủ tự quyết” với Hồng Kông, bất kể là trước hay sau năm 2047.

Trong bài viết “Tự quyết tại Hồng Kông là vấn đề ngụy tạo”, ông Tống Triết giải thíchthuật ngữ “tự quyết” sau khi chiến tranh lạnh kết thúc đã bị lạm dụng và kết hợp với ý ly khai.

Một số khu vực tại nhiều quốc gia đang mượn “tự quyết” làm cái cớ để đòi ly khai nhưng cái cớ này không có cơ sở luật pháp quốc tế; không được đông đảo người dân ủng hộ,không được cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi.

Trên cơ sở lập luận trên, ông Tống cho rằng bất kể mang ý nghĩa gì thì “tự quyết” không hề có liên quan gì với Hồng Kông.

Theo ông Tống, xem xét trên các góc độ lịch sử, pháp lý lẫn văn hóa, Hồng Kông là một bộ phận không thể tách rời khỏi Trung Quốc và từ trước đến nay không hề tồn tại “dân tộc Hồng Kông”, nên căn bản không hề tồn tại vấn đề “tự quyết” với đặc khu này.

Ông Tống còn cho rằng, chỉ khi về với Trung Quốc và sống dưới nguyên tắc “một quốc gia-hai chế độ”, người dân Hồng Kông mới có quyền làm chủ, “Hồng Kông do người Hồng Kông kiểm soát” mới được thực hiện và đặc khu được hưởng mức độ tự trị cao, điều hiếm có ở các quốc gia khác.

Do đó, theo ông Tống, những ai còn ở Hồng Kông nói đến “tự quyết” thì người đó hoặc là không hiểu rõ ý nghĩa của “tự quyết” hoặc cố ý gây hại cho lợi ích của đặc khu lẫn Trung Quốc.

Ông Tống khẳng định, nguyên tắc “một quốc gia-hai chế độ” (chế độ tư bản chủ nghĩa và cách sống) sẽ không thay đổi cho đến năm 2047 còn nguyên tắc “một quốc gia” thì vĩnh viễn không đổi. Sau năm 2047, mức độ tự trị của đặc khu sẽ do chính quyền trung ương quyết định chứ không hề có chuyện “dân chủ tự quyết”.

Theo ông Tống, hiện tại Hồng Kông nên tập trung phát triển kinh tế, cải thiện dân sinh, cùng hợp tác với chính quyền Bắc Kinh chứ không phải bàn luận về “dân chủ”.

Tân Hoa Xã đánh giá bài viết của ông Tống được xem là câu trả lời rõ ràng của Bắc Kinh gửi đến cáctân nghị sĩ ủng hộ dân chủ trong Hội đồng Lập pháp Hồng Kông (Legco) như Lương Tụng Hằng (“Baggio” Leung), Du Huệ Trinh (Yau Wai-ching).

Lương Tụng Hằng (trái) và Du Huệ Trinh, hai tân nghị sĩ Hồng Kông có tư tưởng chống Trung Quốc – Ảnh: Hong Kong Free Press

Trước đó, hai nghị sĩ này đã thể hiện thái độ chống Trung Quốc trong lễ tuyên thệ bắt đầu kì họp của Legco ngày 12.10. Vào ngày 19.10, các nghị sĩ ủng hộ Bắc Kinh đã rời khỏi cuộc họp của Legco, dẫn đến tranh cãi giữa phe ủng hộ dân chủ và phe thân Trung Quốc.

Cẩm Bình
Bài liên quan
Trung Quốc chạy đua tích trữ chip từ Mỹ trước khi ông Trump tăng cường lệnh trừng phạt
Khi lệnh hạn chế công nghệ từ Mỹ có thể gia tăng trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, lượng mạch tích hợp Mỹ được nhập khẩu vào Trung Quốc đã tăng vọt.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc quyết dẹp tư tưởng 'dân chủ tự quyết' tại Hồng Kông