Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã lớn tiếng cảnh báo các lãnh đạo G7 đang nhóm họp tại Nhật Bản không nên làm "leo thang căng thẳng" trên Biển Đông và biển Hoa Đông bằng cách thảo luận về vấn đề này.

Trung Quốc sợ Nhật đưa vấn đề Biển Đông ra Hội nghị thượng đỉnh G7

Hà Ngọc Bách | 26/05/2016, 16:11

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã lớn tiếng cảnh báo các lãnh đạo G7 đang nhóm họp tại Nhật Bản không nên làm "leo thang căng thẳng" trên Biển Đông và biển Hoa Đông bằng cách thảo luận về vấn đề này.

Tháng trước, trong hội nghịcác ngoại trưởng G7, các quốc gia thuộc 7 cường quốc kinh tế hàng đầu đã chỉ trích việc Trung Quốc thực hiện các hành động làm tăng căng thẳng trên Biển Đông như xây dựng đảo nhân tạo phi pháp.Vấn đề Biển Đôngdự kiến sẽ được nhắc lại một lần nữatrong cuộc họp của lãnh đạo các nước G7 ở Ise-Shima vàongày 26 và 27.5.

"Chúng tôi hy vọng G7 sẽ tập trung vào các vấn đề kinh tế và tài chính khẩn cấp", ông Vương Nghị nói tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh. "Chúng tôi không muốn nhìn thấy hành động leo thang trong khu vực".

Ông Vương Nghịkhông nói rõ "hành động leo thang trong khu vực" là gì, nhưng có thể ngầm hiểu là việc lãnh đạo các nước G7 bàn về diễn biến trên Biển Đông, hoặc ra một thông cáo chung có nhắc về hành động càn quấy của Trung Quốctrên Biển Đông trong thời gian qua.

Các quan chức Trung Quốc lo sợ rằng Mỹ và Nhật Bản sẽ sử dụng cuộc họp G7 trong tuần này để cô lập Bắc Kinhtrong lúc nước này đưa ra hàng loạt hành động cứng rắn trên Biển Đông.

Cuộc họpcủa G7 diễn ra ngay sau khi ông Obama đến thăm Việt Nam và gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Hà Nội, hành động mang tính biểu tượng cho sự hòa bình của hai quốc gia cựu thù.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi phápvới gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất toàn cầu, bằng yêu sách "đường chín đoạn".

Philippines và Việt Nam là hai quốc gia có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông.Manila đã kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế tại The Hague. Tuy nhiên, Trung Quốc bác bỏ thẩm quyền của tòa án trọng tài và tuyên bố không công nhận phán quyết của tòa này.

Điều này khiến Thủ tướng Anh David Cameron, người đã tự nhận là "người bạn tốt nhất" của Trung Quốc tại phương Tây, cũng kêu gọi Bắc Kinh nên "tuân theo luật lệquốc tế" và "tuân thủ phán quyết" của Tòa án The Hague.

Mới đây nhất, Lầu Năm Góc đãlên tiếng về việc Trung Quốc đưamáy bay tiêm kích bay sát một cách nguy hiểm với máy bay do thám của Mỹđang hoạt động trên Biển Đông.

Thiên Hà (theo Financial Times)

Ảnh: 7 lãnh đạo của nhóm G7 đang nhóm họp tại Nhật Bản.
Bài liên quan
Tesla vượt rào cản pháp lý cho phần mềm tự lái xe ở Trung Quốc sau chuyến đi của Elon Musk
Tesla đã vượt qua một số rào cản pháp lý quan trọng vốn từ lâu cản trở việc triển khai phần mềm hỗ trợ tự lái xe tại Trung Quốc, sau chuyến đi bất ngờ của Elon Musk tới thị trường lớn thứ hai của hãng ô tô điện Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
7 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc sợ Nhật đưa vấn đề Biển Đông ra Hội nghị thượng đỉnh G7