Trung Quốc thường xuyên mở các tour "du lịch" đến quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam một cách trái phép. Theo tính toán, từ năm 2013 đến nay nước này đã đưa 10.000 người ra "du lịch" tại Hoàng Sa.

Trung Quốc đưa 10.000 người ra 'du lịch' tại Hoàng Sa

Hà Ngọc Bách | 25/05/2016, 13:58

Trung Quốc thường xuyên mở các tour "du lịch" đến quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam một cách trái phép. Theo tính toán, từ năm 2013 đến nay nước này đã đưa 10.000 người ra "du lịch" tại Hoàng Sa.

Để được thực hiện chuyến "du lịch" phi pháp kéo dài 3 ngày tới quần đảo Hoàng Sa, tất cả những người muốn đi đều phải vượt qua một vòng kiểm tra lý lịch gắt gao. Đa số nói rằng họ muốn đi đến Hoàng Sa là vì "tò mò".

Thế nhưng chi phí do chuyến đi tới Hoàng Sa lại không hề rẻ tí nào, các khách Trung Quốc phải bỏ ra từ 2.980-19.800 nhân dân tệ (từ 10-67 triệu đồng) để tham gia hành trình.

Các hoạt động ngoài trời như lặnbiển, câu cá khi đến Hoàng Sa cũng rất đắt đỏ. Một khách phải tốn hơn 2 triệu đồng mới được lặn biển đơn giản, 10 triệu đồng để được thám hiểm bằng tàu lặn và 13 triệu đồng để được ngồi một mình câu cá.Những người câu cá sẽ được đem cá về nhà tuy nhiên không được lấy những mảnh san hô đỏ quý hiếm.

Tính từ tháng 4.2013 đến nay Strait Shipping, công ty du lịch có trụ sở ở Hải Nam, đã thực hiện trót lọt gần 100 "chuyến du lịch" phi pháp ra quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, mang theo khoảng 10.000 khách Trung Quốc.

"Tôi đã mơ ước để đi du lịch tới Tây Sa (Hoàng Sa theo cách gọi của Trung Quốc" sau khi đọc một cuốn sách giáo khoa về "Tây Sa đẹp và thịnh vượng" hồi còn học tiểu học", một người Trung Quốc nói với South China Morning Post.

Nhiều du khách Trung quốc đã phàn nàn rằng chuyến "du lịch 3 ngày ra Hoàng Sa" là quá ngắn và đắt đỏ.

"Tôi đã bỏ chuyến du lịch tới Okinawa đề đến đây. Nhưng giờ tôi nghĩ rằng với số tiền bỏ ra tôi có thể thoải mái khám phá Nhật Bản", một phụ nữ từ đảo Hải Nam nói.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp với gần như toàn bộ diện tích Biển Đôngbằng yêu sách "đường 9 đoạn" phi lý và phi phápcủa mình. Trong những năm gần đây nước này không ngừng gia tăng hàng loạt hành độnggây hấn trên Biển Đông.

Thiên Hà (theo South China Post)

Ảnh: Đảo Phú Lâm tên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép
Bài liên quan
Người Nhật đau đầu đối phó với nạn cát vàng đến từ Trung Quốc
Cát vàng là bụi có nguồn gốc từ các sa mạc nội địa của Trung Quốc và Mông Cổ, được gió thổi đến quần đảo Nhật Bản, thường là từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Phương án tổ chức thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024
một giờ trước Giáo dục
Bộ GD-ĐT vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc đưa 10.000 người ra 'du lịch' tại Hoàng Sa