Hội thao quân sự quốc tế (International Army Games) được Trung Quốc tận dụng như một dịp “tiếp thị” sản phẩm quân sự của nước này, nhằm củng cố vị thế là một trong những nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới.

Trung Quốc tận dụng hội thao quân sự để tiếp thị vũ khí

Cẩm Bình | 02/08/2018, 17:19

Hội thao quân sự quốc tế (International Army Games) được Trung Quốc tận dụng như một dịp “tiếp thị” sản phẩm quân sự của nước này, nhằm củng cố vị thế là một trong những nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới.

Hội thao năm nay do 7 nước đồng tổ chức. Đa số các phần thi diễn ra ở Nga, một số phần khác ở Trung Quốc và Kazakhstan. Còn Belarus, Iran, Azerbaijan và Armenia, mỗi nước chỉ làm chủ nhà một cuộc thi.

Phần thi tại khu tự trị Tân Cương mở màn từ ngày 29.7, thu hút đại diện đến từ nhiều nước trên thế giới. Theo truyền thông Trung Quốc, các quốc gia sẽ sử dụng trang thiết bị của nước này hoặc của Nga để tranh tài, qua đó có cơ hội dùng thử trước khi quyết định mua.

Theo nhà phân tích Nick Marro của công ty tư vấn-dự báo The Economist Intelligence Unit: “Đây là cơ hội để Trung Quốc phô diễn sức mạnh quân sự với thế giới, đổi lại giúp thúc đẩy các cơ hội buôn bán (vũ khí)”.

Thống kê của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho thấy Trung Quốc nằm trong nhóm các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu, chỉ sau Mỹ, Nga, Pháp và Đức. Trong giai đoạn 2008-2017, cường quốc châu Á nàykiếm được 14 tỉUSD từ việc bán vũ khí cho nước ngoài (riêng năm 2017 là hơn 1 tỉUSD).

Khách hàng lớn của Trung Quốc là Pakistan và Bangladesh, hai nước có góp mặt trong hội thao, cũng như Myanmar, Iran.

Trong số này, chính quyền Islamabad là khách hàng số 1, chiếm hơn 1/3 xuất khẩu vũ khí năm 2017 của Bắc Kinh. Quốc gia Nam Á đã mua không ít trang thiết bị hiện đại, như hệ thống theo dấu dùng cho tên lửa hay chiến đấu cơ JF-17.

Đài CNN đánh giá Trung Quốc muốn thông qua hội thao quân sự để mở rộng đối tượng khách hàng sang các nước láng giềng.Một số chuyên gia lại cho rằng lợi ích thực sự của hội thao không phải doanh thu bán vũ khí mà là ảnh hưởng ngoại giao.

Theo giáo sư Michael Raska thuộc Viện Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam (Singapore): “Trung Quốc đang sử dụng xuất khẩu vũ khí như công cụ của chính sách đối ngoại, nhằm tạo ra mối quan hệ phụ thuộc chiến lược”.

Cụ thể, cung cấp vũ khí cho Myanmar hay Bangladesh giúp tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khu vực, vì các quốc gia này sau đó phải phụ thuộc nước này về dịch vụ quân sự liên quan.

Ông Raska còn nhận định những thương vụ với nước ở xa, như Venezuela hoặc Iran, là động thái chọn giận Mỹ.

Cẩm Bình (theo CNN)
Bài liên quan
Chuyên gia tự tin Trung Quốc có thể vượt Mỹ trở thành nước đầu tiên lấy mẫu từ sao Hỏa về Trái đất
Wu Weiren, nhà thiết kế chính của Chinese Lunar Exploration Programme (Chương trình Thám hiểm Mặt trăng Trung Quốc), dự đoán nước này có thể đánh bại Mỹ trong cuộc đua đưa đá từ sao Hỏa về Trái đất. Đây là gợi ý đầu tiên như vậy từ các cơ quan vũ trụ của Trung Quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Du lịch xanh lên ngôi
11 giờ trước Văn hóa
Xu hướng du lịch xanh trong những năm gần đây ngày càng "lên ngôi", được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc tận dụng hội thao quân sự để tiếp thị vũ khí