Trung Quốc vào ngày 14.4 thách Phó Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso uống nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý được tích tụ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, sau khi ông Taro nói rằng nước này đủ an toàn để uống.

Trung Quốc thách thức Phó thủ tướng Nhật Bản uống nước nhiễm phóng xạ Fukushima

Hoàng Phương | 15/04/2021, 10:37

Trung Quốc vào ngày 14.4 thách Phó Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso uống nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý được tích tụ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, sau khi ông Taro nói rằng nước này đủ an toàn để uống.

trieu lap kien.jpg
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên

“Một quan chức Nhật Bản nói rằng không sao cả nếu chúng ta uống thứ nước này, vậy xin mời ông ấy uống nó đi”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói với các phóng viên và nói thêm rằng sự thiếu hiểu biết của Nhật Bản về môi trường sinh thái là “hoàn toàn không chấp nhận được”.

Ngày 13.4, chính phủ Nhật Bản đã quyết định xả nước phóng xạ đã qua xử lý ra biển từ nhà máy Fukushima sau hai năm, một quyết định táo bạo sau hơn bảy năm thảo luận về cách xả nước được sử dụng để làm nguội nhiên liệu tan chảy ở đó.

Taro Aso, một cựu thủ tướng người thường đưa ra những nhận xét gây tranh cãi kể từ khi ông trở thành phó thủ tướng kiêm bộ trưởng tài chính vào năm 2012, cho biết trong một cuộc họp báo ngày 13.4: "Tôi nghe nói rằng sẽ không có hại gì nếu chúng ta uống nước phóng xạ đã qua xử lý".

japan.jpg
Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Taro Aso.

Ông Triệu nói: "Dịch bệnh Minamata của Nhật Bản xảy ra cách đây không lâu và nỗi đau của các nạn nhân địa phương vẫn chưa thể chữa lành", ám chỉ một trong bốn căn bệnh ô nhiễm lớn ở nước Nhật.

Bệnh Minamata làm tê liệt hệ thống thần kinh trung ương của con người và gây ra dị tật bẩm sinh, do uống nước nhiễm thủy ngân do một nhà máy hóa chất Chisso Corp. ở thành phố thuộc tỉnh Kumamoto, phía tây nam Nhật Bản đổ ra biển.

Căn bệnh này đã gây ảnh hưởng đến hơn hàng nghìn người và được chính thức thừa nhận bởi cơ quan y tế địa phương vào năm 1956.

"Nhật Bản không nên quên thảm kịch lịch sử", ông Triệu nói, đồng thời kêu gọi chính phủ của Thủ tướng Yoshihide Suga không xả nước phóng xạ đã qua xử lý ra biển "mà không có sự cho phép" từ các quốc gia khác và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế.

Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan đã bày tỏ phản đối quyết định mới nhất của Nhật Bản, cho rằng nước phóng xạ đã qua xử lý sẽ gây tổn hại đến môi trường biển, an toàn thực phẩm và sức khỏe con người.

Tuy nhiên, các quan chức Nhật Bản cũng chỉ ra rằng một số quốc gia khác cũng vận hành các nhà máy điện hạt nhân, bao gồm cả Trung Quốc và Hàn Quốc, đã từng thải nước phóng xạ đã qua xử lý từ các lò phản ứng ở đó ra môi trường bên ngoài.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc thách thức Phó thủ tướng Nhật Bản uống nước nhiễm phóng xạ Fukushima